Giằng tường là gì? Nên sử dụng đai tường khi nào? Đây là những vấn đề được các khách hàng quan tâm hàng đầu hiện nay. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như ứng dụng của nó trong đời sống, hãy cùng VRO Group tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Giằng tường là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép có giúp tăng liên kết của bức tường
Giằng tường là gì?
Giằng tường hay còn gọi là đai tường là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép có vai trò liên kết chặt chẽ với các đỉnh tường của tầng nhà trước khi tiến hành đổ bê tông tấm sàn. Trong công trình nhà dân dụng thì đai tường sẽ chiếm khoảng 40 – 65% trọng lượng vật liệu xây dựng nhà. Do đó, khi thi công cần chú ý đến vật liệu sử định.
Lợi ích của đai tường
Giằng tường là phương pháp thi công quan trọng kết nối các các tường thành hệ thống kết cấu chắc chắn, ổn định, đáp ứng độ bền vững cho công trình xây dựng. Bộ phận này nổi bật với đặc điểm như:
- Kết nối các tường thành hệ thống kết cấu chắc chắn, ổn định, đáp ứng độ bền vững cho công trình xây dựng. Bộ phận này tạo cho tường ngang và tường dọc hình thành một khối thống nhất, giảm thiểu khả năng làm góc tường bị rạn nứt.
- Giúp ngăn chặn các tác động ngoại lực, nội lực gây ra hiện tượng cong vênh, nứt gãy hay biến dạng. Do đó, bộ phần này thường được kết hợp khi xây dựng làm móng cho công trình nhằm phân tán đều lực ra xung quanh.
- Đối với những công trình lớn để tăng độ ổn định, thông thường các chuyên gia xây dựng sẽ kết hợp thiết kế thêm lanh tô cho giằng tường. Từ đó, công trình được đảm bảo chắc chắn, an toàn cao cho người sử dụng.
- Một trong những lợi ích to lớn của đai tường đó là giúp những ngôi nhà tránh khỏi tình sụt lún, nứt gãy khi thời tiết thay đổi đột ngột nhờ khả năng tiếp thu các lực ứng kéo, mô men, lực cắt.
Giằng tường giúp kết cấu chắc chắn, ổn định, công trình vững chắc
Nên sử dụng giằng tường khi nào?
Với những công trình xây dựng tại những vùng đất nền yếu, dễ xảy ra các hiện tượng như: lún, lệch, tải trọng động,… thì chúng ta nên kết hợp làm lanh tô cho đai tường. Bên cạnh đó, đai tường còn được sử dụng để góp phần tăng độ ổn định cho những bức tường yếu.
Do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên đai tường được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình khác nhau. Qua đó, mang đến sự chắc chắn bền bỉ, cho công trình bền lâu, tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Tầm quan trọng của giằng tường
Đai tường được các chuyên gia xây dựng đánh giá là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng, không thể thiết trong khi thi công công trình. Chúng giúp các công trình chắc chắn và đảm bảo an toàn hơn cho gia chủ. Đồng thời, bộ phận này được thiết kế tinh tế mang đến không gian gọn gàng, sạch sẽ, tôn vinh vẻ đẹp tổng thể của công trình kiến trúc.
Một khi công trình không được xây dựng giằng tường sẽ thường sẽ dẫn đến sàn bị biến dạng lực do lực và các tác nhân môi trường tác động. Bên cạnh đo, các lớp tường đỉnh sàn tầng trên sẽ có sự phân bố không đều. Điều này xảy ra sẽ dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng trầm trọng, gây hư hại và rất khó để sửa chữa.
Trên đây là một vài phân tích về vai trò của đai tường đối với công trình. Qua đó, chúng ta không thể không phủ nhận tầm quan trọng của bộ phận này đối với công trình xây dựng.
Đai tường giúp giúp các công trình chắc chắn và đảm bảo an toàn hơn
Tiêu chí khi thi công đai tường
Để thi công giằng tường đảm bảo chất lượng cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chí sau:
Cường độ chống chịu lực
Khi thiết kế nên chú ý thiết kế đai tường tương đương với chiều dài của tường xây dựng để đảm bảo tường có thể chịu trọng tải lớn. Từ đó, bộ phận nâng đỡ toàn bộ trọng tải của tường bao và tường ngăn trong nhà, trọng lượng sàn nhà. Bên cạnh đó, bộ phận có thể giúp chống lại các tác động khắc nghiệt của môi trường như: mưa, bão, gió giật, đai tường vẫn đảm bảo cường độ chịu lực.
Đảm bảo độ bền và độ cứng tường nhà
Đai tường thiết kế cần đảm bảo các kỹ thuật xây dựng để bức tường đạt được chất lượng bền bỉ, độ cứng cáp chắc chắn tốt. Thiết kế công trình có sự tương quan mac và vật liệu giúp chịu trọng tải lớn.
Bố trí giằng tường hiệu quả
Tùy vào từng yêu cầu riêng của từng công trình mà khi thiết kế cần bố trí, thiết kế sao cho phù hợp và chính xác. Quá trình thi công đòi hỏi cần thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận và sử dụng những vật liệu chính hãng, chất lượng cao.
Để bố trí đai tường sao cho hợp lý, người ta thường tính toán trước và khi xây dựng thì áp dụng với công năng thực tế để phân bổ. Thông thường đai tường sẽ được đặt ở những khu vực tường đóng vai trò chịu lực lớn, có nguy cơ sụt lớn, ngập nước để phân bố đều trọng tải của toàn bộ ngôi nhà.
Tùy vào từng công trình mà cần bố trí giằng tường sao cho hiệu quả
Cách bố trí giằng tường hiệu quả
Một trong những cách bố trí đai tường hiệu quả, phát huy được hết công năng của công trình. Khi thi công cần thực hiện đúng kỹ thuật, chọn lựa vật liệu tốt để độ chắc chắn và khả năng chịu lực:
- Tùy vào công năng trên thực tế của công trình mà quyết định bố trí giằng tường sao cho hợp lý. Thiết kế cần thể hiện chi tiết cấu tạo công trình, khi thi công cần làm theo bản vẽ thiết kế đã tính toán từ trước để đảm bảo độ chính xác.
- Bố trí đai tường ở khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố đều tải trọng của sàn, tầng trên và toàn bộ căn nhà cao tầng.
- Bố trí đai tường ở nơi cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, ví dụ ở ban công, tấm ô văng,…
- Sử dụng giằng tường nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, nơi có tải trọng lớn,…nguy hiểm cần gia cố chắc chắn thêm.
Hướng dẫn cách thi công đai tường
Muốn đai tường đạt được độ chắc chắn cũng như phát huy được hiệu quả tối đa thì quá trình thi công cần tuân thủ các bước thực hiện sau:
#1. Chuẩn bị khung thép thi công đai tường
Trong một số trường hợp thi công các công trình lớn, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, ta có thể thi công giằng tường trước khi đặt hoặc đổ bê tông tấm sàn với cốp pha. Với phương án này, công trình có thể gây gia tăng chi phí tuy nhiên về tính ổn định và tốc độ lại rất nhanh chóng. Các bước chuẩn bị khung thép như sau:
- Buộc thép thành khung, lắp vào vị trí buộc.
- Gia công lắp dựng cốt thép.
- Gia công cốt dọc và cốt đai theo kích thước thiết kế.
- Buộc thép thành các khung và lắp vào vị trí.
Trong các công trình lớn sẽ thi thi công giằng tường trước để tiết kiệm thời gian
#2. Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ
Gia công ván khuôn thành hộp và tập kết lại chuẩn bị tiến hành thi công giằng tường. Đặt ván khuôn vào vị trí và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế và được cố định bằng cây gỗ 3×5cm. Tiếp theo thực hiện các bước:
- Buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Ván khuôn được gia công và đóng thành hộp tập kết lại.
- Tiến hành trộn và đổ bê tông giằng tường.
- Đầm kỹ lại bằng đầm dùi.
#3. Kỹ thuật lắp đặt cốt thép, cốp pha
Để lắp đặt cốt thép, cốp pha, khi thi công người ta cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Sau khi đã dựng cốt thép thì tiến hành lắp đặt ván khuôn đài cọc và dầm móng.
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn.
- Tùy kích thước từng móng cụ thể sẽ tiến hành ghép khuôn phù hợp.
- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc với nhau để tăng độ chắc chắn.
- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ.
Thi công giằng tường cần đảm bảo mạch vừa đều và kín
#4. Trộn và đổ bê tông, đầm kỹ bằng đầm dùi.
Giằng tường tốt là sau khi dầm bê tông được đầm chặt và không bị rỗ. Cần đầm kỹ bê tông cho đến khi bê tông không còn nổi bọt khí là đảm bảo nồi liền bề mặt. Khi sử dụng đầm dùi cần chú ý mỗi bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu và lớp bê tông đã đổ trước đó 10cm.
Nên đàm từ vị trí đổ bê tông và lan ra các phíc góc đầm và phải 90 độ là tốt nhất, góc nghiêng sẽ làm cho bê tông bị phân tầng. Khi đầm nên dùi luôn vòi sâu xuống 10-15cm và đầm 30-40 giây tại một chỗ, đầm trong khoảng 30-50 giây vệt trước gối vào vệt sau 10cm. Chú ý, không nên để dưới đáy đầm có hiện tượng nổi bong bóng nước.
#5. Tháo dỡ ván khuôn
Tiến hành tháo ván khuôn dầm sau khi đổ bê tông được 1 ngày, cần đảm bảo tháo dỡ theo đúng yêu cầu kỹ thuật tránh làm sứt mẻ cấu kiện. Xây dựng thì đai tường là cần thiết để đảm bảo công trình có độ chịu lực cao, mang lại hiệu quả cao nhất.
Tiến hành tháo ván khuôn dầm sau khi đổ bê tông được 1 ngày
Những câu hỏi thường gặp về giằng tường
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi chúng tôi tư vấn thiết kế thi công đai tường, mời quý vị tham khảo!
Kích thước đai tường là bao nhiêu ?
Trong kỹ thuật xây dựng, kích thước đai tường được quy định là: Chiều dài bằng đai tường chiều dài của tường và độ dày khoảng từ 7cm – 14cm. Với chiều dài này, giằng có đủ sự chắc chắn để có thể liên kết và tăng khả năng chịu lực cho tường.
Tường cao bao nhiêu thì có giằng tường ?
Với những bức tường cần phải đai tường thông thường sẽ cao khoảng 300cm đến 400cm để gia tăng độ vững chắc của cả công trình. Tùy vào đặc điểm của từng công trình, các chuyên gia sẽ quyết định nên bố trí 1 – 2 hoặc nhiều hơn số lượng đai tường cần thiết.
Trên đây là những thông tin hữu ích về giằng tường, thông qua bài viết này hy vọng quý khách hàng hiểu hơn về bộ phần tăng sức chịu lực này. Mọi thông tin cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ VRO Group để được tư vấn.