Sàn Lform là gì? Giải pháp thi công ưu việt trong xây dựng

Sàn lform là sản phẩm hiện đại của công nghệ sàn phẳng không dầm. Sản phẩm được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng lựa chọn nhờ có chất lượng cao cùng với những ưu điểm vượt trội. Cùng VRO Group tìm hiểu thông tin chi tiết về công nghệ sàn hộp lform trong bài viết sau.

Sàn lform

Sàn lform là gì? Đặc điểm cấu tạo

Sàn phẳng lform là loại sàn hộp, được làm rỗng giữa, tạo hệ dầm âm sàn, là giải pháp thi công mang tới những ưu điểm vượt trội. Hệ thống hộp nhựa được lắp đặt trong sàn thay thế cho phần lớn bê tông cốt thép. Loại sàn này có khả năng giảm từ 30 đến 50% trọng tải so với sàn phẳng có cùng chiều dày.

Sản hộp lform được thiết kế dựa trên một hình chữ nhật với một kích thước nhất định và thi công dưới dạng tấm panel liên kết trực tiếp lưới thép với các hộp rỗng. Với nguyên tắc thực hiện này, sàn lform được cấu tạo từ 3 thành phần chính:

1. Lưới thép

Lưới thép là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực kéo của sàn. Lưới thép được thiết kế 2 lớp là lớp trên và lớp dưới của hộp rỗng. Nhờ hệ thống lưới thép 2 lớp mà hộp rỗng được cố định một cách chắc chắn, không bị xô lệch,.. Có thể bổ sung thêm mô men âm lớp trên và thép C chống chọc thủng ở đầu cốp.

2. Hộp rỗng

Hộp rỗng thường được thiết kế từ nhựa có thể tái chế, có trọng lượng nhẹ nhàng, cấu trúc bền bỉ. Loại hộp này cũng không tham gia chịu lực khi bê tông đông cứng mà có vai trò chịu tải trong quá trình thi công. Hộp nhựa thường được cấu tạo từ nhựa PP có độ cứng cao, chịu va đập tốt.

Bên cạnh đó, hộp rỗng còn không hấp thụ nước và nhiệt nên giúp bề mặt sàn luôn khô ráo. Giữa các hộp được thiết kế thanh nối ngang giúp tăng tính cố định cho sản phẩm. Cốt liệu cần có kích thước lớn nhất 2cm để đảm bảo đầm dùi cho bê tông lớp dưới.

3. Bê tông

Bê tông là thành phần chịu lực chính, chịu nén và đảm bảo độ võng cho cấu kiện sàn. Vì vậy, cần sử dụng bê tông có mác từ 300-350 để tăng cường độ sàn giảm võng. Thành phần bê tông cần được thi công cẩn thận bởi những người thợ có chuyên môn cao. Trong trường hợp thợ không có chuyên môn, tay nghề kém, đầm nền ẩu hoặc bỏ qua bước đầm nền sẽ khiến cho công trình giảm khả năng chịu lực, gây những ảnh hưởng tiêu cực về sau.

Sàn hộp lform – Đặc điểm nổi bật

Không phải ngẫu nhiên mà sàn lform lại được các chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn. Sau thời gian dài thử nghiệm và thi công tại nhiều công trình khác nhau, sản phẩm đã cho người dùng thấy những ưu điểm vượt trội có thể mang lại cho mọi công trình cũng như chủ đầu tư.

1. Ưu điểm

Sàn phẳng lform được áp dụng công nghệ hiện đại với những kỹ thuật tiên tiến nên sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Tiết kiệm chi phí: Các hộp rỗng được thiết kế ở giữa sàn sẽ giúp cho lượng bê tông cốt thép sử dụng có thể giảm đi đáng kể. Nhờ đó, tiết kiệm vật liệu lại tiết kiệm chi phí đầu tư.
  • Chống cháy tốt: Hộp rỗng được thiết kế 4 lỗ thoát khí làm giảm áp suất bên trong. Vì vậy, khi có sự cố cháy nổ, hạn chế tình trạng bùng nổ, khả năng chống cháy và thoát khí lên đến 3 giờ.
  • Dễ vận chuyển: Hộp nhựa có trọng lượng nhẹ nhàng lại có khả năng xếp chồng lên nhau nên tiết kiệm diện tích lưu trữ. Giúp người dùng dễ dàng vận chuyển đến các địa điểm thi công.
  • Chịu lực tốt: Lớp bê tông dưới hệ thống hộp rỗng đảm bảo đặc, có độ dày ít nhất 6cm. Bởi vậy, sản phẩm có khả năng chịu lực cực kỳ tốt, không thua kém bất cứ loại sàn nào khác.
  • Thiết kế linh hoạt: Sàn lform được thiết kế ít cột, độ vượt nhịp lớn nên làm tăng diện tích cho sàn nhà.
  • Thân thiện với môi trường: Sử dụng sàn âm dầm lform sẽ giảm bớt được lượng vật liệu trong quá trình thi công, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.
Ưu điểm - nhược điểm sàn lform
Hộp nhựa và hệ thống lưới thép được liên kết một cách chắc chắn

2. Nhược điểm

Bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra cũng sẽ có những nhược điểm nhất định. Sàn lform được đánh giá là một thiết kế ít nhược điểm như:

  • Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông, cốp pha không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng có thể làm xê dịch tấm sàn. Điều này khiến cho độ dày của sàn thay đổi so với thiết kế ban đầu.
  • Rỗ đáy: Nếu người thọ đầm quá non tay trong quá trình đổ bê tông. Tình trạng này bạn sẽ không thể thấy được cho đến khi tháo khuôn ván.

Tại sao nên lựa chọn sàn phẳng lform?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chủ đầu tư lại tin tưởng sử  dụng sàn hộp lform. Mặt sàn này sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn các loại sàn khác nên xứng đáng được lựa chọn cho công trình của bạn.

1. Về chi phí

Sàn phẳng lform được đánh giá là mặt sàn có chi phí đầu tư rẻ hơn nhiều so với sàn truyền thống và các loại sàn nhẹ khác. Sử dụng các hộp nhựa rỗng có khả năng xếp chồng giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển đến địa điểm thi công. Hơn thế, các vật liệu xây dựng khác được giảm tải cũng là lý do khiến chủ đầu tư tiết kiệm được phần lớn chi phí.

2. Về khả năng chịu lực

Sàn lform có cấu tạo nhẹ nhàng với nguyên lý dùng hộp nhựa rỗng thay thế cho phần lớn bê tông nên giảm tải trọng lượng của bản thân sàn. Tuy nhiên, sàn sử dụng hộp nhựa tái chế có độ cứng cao, khả năng chịu được trọng tải lớn lại được gia cố bằng 2 lớp lưới thép chắc chắn.

Tại sao nên lựa chọn sàn phẳng lform?

Không chỉ nổi bật hơn các loại sàn nhẹ khác về khả năng chịu lực. Sàn hộp lform còn có thể chống rung cực tốt, là giải pháp tối ưu cho các công trình cao ốc trước những thảm họa thiên nhiên có khả năng xảy ra.

3. Về tính linh hoạt

Sàn phẳng lform sử dụng các vật liệu nhẹ nhàng, dễ vật chuyển nên có thể thi công lặp tại nhiều công trình lớn nhỏ. Sản phẩm sàn thiết kế không dầm nên có thể lựa chọn mọi vị trí tường để lắp đặt. Nhờ đó có khả năng ứng dụng cho nhiều không gian khác nhau.

Ngoài ra, chủ đầu tư có thể linh hoạt lựa chọn chất lượng sắt thép, bê tông phủ hợp với khả năng đầu tư cũng như phù hợp với công trình của mình. Nhân công thi công và lắp đặt công trình cũng có thể điều chỉnh số lượng. Từ đó, chủ đầu tư cân nhắc để bỏ ra mức chí hợp lý hơn so với điều kiện tài chính.

Các tiêu chuẩn cần biết khi thi công sàn phẳng lform

Trong quá trình thi công sàn lform, chủ đầu tư và kỹ sư cần nắm rõ các tiêu chuẩn sau đây để đảm bảo chất lượng công trình khi hoàn tất. Tham khảo ngay những tiêu chuẩn mà chúng tôi chia sẻ sau đây:

  • Cần dùng thép C kết nối thép lớp trên và thép lớp dưới một cách chắc chắn.
  • Bô tông sử dụng cần có độ sụt cao 16 ± 2cm với bơm cần, 18 ± 2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2 để bê tông được lèn vào đủ bên dưới chân hộp.
  • Bê tông sàn cần được đổ 2 lần để chất lượng mặt dưới đảm bảo và tránh tình trạng đẩy nổi của hộp rỗng. Lần 1 cần đổ tới khi đầm xong thì lớp bê tông bằng chân hộp, đảm bảo đầm đủ các khe hộp. Lần 2 tiếp tục đổ khi vừa đổ xong lần 1, dùng bàn dùi nằm ngang đi lại đều trên mặt sàn.
  • Cốp pha cần đảm bảo kín khít, vững chắc và được kiểm tra lại trước thời điểm đổ bê tông.
  • Bảo quản hộp rỗng bằng bạt che để mưa nắng không làm ảnh hưởng tới chất lượng.
  • Bê tông rõ nguồn gốc, cam kết cột liệt và độ sụt.
  • Khi đầm bê tông cần đầm đúng, đủ, không bỏ qua vị trí nào.
  • Hạn chế dùng bơm tĩnh để tránh việc bê tông lèn vào hộp.
  • Hạn chế dùng phụ gia hóa dẻo R7, nếu sử dụng cần bảo dương cẩn thận, tránh tình trạng nút do co ngót.
  • Sàn rỗng và có chiều dày lớn nên cần kéo dài thời gian thủy hóa.
  • Tháo gỡ cốp pha đúng thời điểm, không tháo gỡ sớm tránh tình trạng võng sàn, gây nứt.
Các tiêu chuẩn cần biết khi thi công sàn lform
Chú ý khi bảo quản và lắp đặt để hộp nhựa không bị nứt, vỡ

Dự toán chi phí thi công sàn lform

Lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kỳ hiện nay. Việc cung cấp loại sàn mới, đem lại nhiều tiện lợi nên được chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Bởi vậy, các đơn vị cung cấp sản phẩm cũng đua nhau xuất hiện và cạnh tranh trên thị trường.

Chi phí thi công sàn lform
Sàn lform được ứng dụng ở nhiều công trình với mức chi phí khác nhau

Báo giá sàn phẳng lform không được định giá ở một mức giá cụ thể. Chi phí thi công sàn hộp lform phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Diện tích công trình, chất lượng vật liệu bạn lựa chọn, đơn vị thi công,….Vì vậy, để cập nhật báo giá mới nhất tại thời điểm bạn muốn thi công công trình, hãy liên hệ ngay với các đơn vị thi công để được tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Giới thiệu về VRO Group và công nghệ sàn xốp VRO

Công ty Cổ phần Xây dựng VRO được thành lập và hoạt động từ ngày 16/11/2005 bởi đội ngũ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư là giảng viên của trường Đại học Xây dựng với nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn và xây dựng công trình. Qua hơn 15 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn dự án, công trình đã triển khai thành công, đến nay VRO tiếp tục là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp về công nghệ.

Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO) hay sàn xốp VRO được tạo rỗng bằng các khối xốp chống cháy EPS dạng khối vuông được định vị chắc chắn bằng các khung thép không gian. Sau khi đổ bê tông sẽ tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I giao thoa đồng mức với hai lớp sàn trên và dưới cùng chịu lực thông qua hệ thanh ziczac hình sin nối hai lớp thép trên dưới với nhau.

  • Giảm chiều cao từng tầng, tiết kiệm vật liệu và năng lượng
  • Tăng được số tầng, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả sử dụng công trình
  • Sàn vượt nhịp lớn tới 20m
  • Cốp pha đơn giản, thi công nhanh, gọn gàng
  • Sàn xốp VRO giúp giảm khối lượng công tác hiện trường
  • Tăng khả năng chịu lực
  • Sử dụng vật liệu không nung thân thiện môi trường
  • Không cần trần giả, cách âm, cách nhiệt rất tốt
  • Giảm khối lượng hoàn thiện
  • Sản xuất theo đúng quy trình, quản lý chất lượng chặt chẽ
  • Vật liệu đầu vào có xuất sứ rõ ràng, chứng nhận nguồn gốc ….
  • Tối ưu không gian kiến trúc

 Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sàn phẳng VRO tại: Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO)

san-phang-khong-dam-s3-vro

So sánh sàn phẳng lform với sàn phẳng VRO

Bên cạnh sàn hộp lform, sàn phẳng VRO cũng được nhiều chủ đầu tư tin tưởng và lựa chọn. Sàn phẳng VRO là loại sàn không dầm, lõi xốp được tạo rỗng bằng các khối xốp chống cháy EPS. Các khối xốp này có hình vuông và được định vị chắc chắn bằng khung thép không gian. Vậy thì hai sản phẩm này có điểm gì khác biệt? Thế mạnh của mỗi sản phẩm là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Tiêu chí Sàn lform Sàn phẳng VRO
Lịch sử hình thành Ra đời từ lâu, phát triển dựa trên hệ sàn nhẹ bằng gạch bọng Được nghiên cứu và phát triển bằng các công nghệ hiện đại từ những vật liệu quen thuộc
Công nghệ Là giải pháp tự phát hoặc nhái của các đơn vị lớn. Sản xuất bởi các nhà sản xuất nhựa, chất lượng không được kiểm soát theo một quy trình chuẩn Được nghiên cứu bởi các tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng
Tính chịu lực Có độ giòn cao và dễ bị vỡ ngay cả khi mới chịu được lực nhỏ đi lại trên sàn Khả năng chịu lực cắt tốt nhờ các hệ dầm đủ kích thước cấu tạo và có đủ các cốt thép chịu cắt dạng đai hoặc dạng ziczac hình sin
Chiều cao Chiều cao được thiết kế cố định, không có khả năng thay đổi Chiều cao hộp xốp có thể thay đổi tùy thuộc vào công năng của công trình
Vấn đề đẩy nổi Có nguy cơ gặp tình trạng đẩy nổi nếu không được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thi công Sử dụng thêm các C móc kết hợp với ty neo ghim chặt vào ván khuôn sàn để chống đẩy nổi sàn.
Chi phí Giá thành tương đối cao Vật liệu xốp có giá thành rẻ hơn nhiều vật liệu nhựa tái chế
Thời gian Quá trình thi công tốn nhiều thời gian để lắp đặt sàn Tấm panel được sản xuất sẵn tại xưởng nên có thể giảm rất nhiều thời gian thi công lắp đặt
Độ an toàn Sản phẩm tái chế nên có khả năng chứa các chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe Cấu thành từ hạt xốp nguyên chất nên không chứa các chất độc hại
Lượng bê tông Có nguy cơ tăng lượng bê tông sử dụng do hộp nhựa phía trong rỗng Sử dụng lượng bê tông chuẩn đúng thiết kế do dùng khối xốp EPS đặc
Chất lượng công trình Đầm không kỹ sẽ làm bê tông mặt đáy bị mỏng, không chắc chắn, gây yếu cho sàn Đảm bảo độ đặc, chắc của bê tông cả lớp trên và lớp dưới khi đầm

Qua đó, có thể thấy sàn phẳng lform tuy sở hữu nhiều ưu điểm đặc biệt nhưng vẫn có những mặt hạn chế gây ảnh hưởng khiến cho các chủ đầu tư băn khoăn về chất lượng của các công trình khi chọn lựa loại sản phẩm này để thi công. Do vậy, việc lựa chọn thi công sàn phẳng VRO cho công trình là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian xây dựng công trình, đồng thời đảm bảo chất lượng lâu dài của công trình thi công.

VRO Group vừa chia sẻ với bạn những thông tin về sàn lform, hy vọng những chia sẻ này đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích và đưa ra quyết định lựa chọn loại sàn phù hợp với không gian của mình. Mọi thắc mắc và nhu cầu sử dụng sàn phẳng VRO, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline: 086 604 55 77 để được tư vấn, hỗ trợ và cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất.

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số dự án thi công công trình sàn phẳng của VRO tại:

» Công trình xây dựng sàn phẳng 9 tầng tại Long Biên Hà Nội

» Hoàn thiện công trình sàn phẳng nhà cao tầng Fimore – Đà Nẵng (3 hầm, 25 tầng nổi)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *