Lanh tô: Phân loại và đặc điểm chi tiết từng loại

Lanh tô là phần khá quan trong trọng trong thi công xây dựng. Đây là phần dầm có thể thể làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Vậy hiện nay có những loại lanh tô nào được sử dụng phổ biến, các đặc điểm của chúng ra sao? Thông tin chi tiết sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây!
lanh tô là gì

Lanh tô là gì?

Lanh tô là phần dầm tường bằng gạch hoặc bê tông cốt thép, gạch cốt thép, gỗ hoặc thép định hình. Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ khối tường năm trên cửa sổ, cửa chính, cửa ra vào. Lanh tô chính là phần kết cấu ngay trên các lỗ tường, lỗ cửa sổ, hành lang trống,…. Tùy theo nhu cầu của chủ đầu tư mà có thể lựa chọn loại lanh tô có khả năng chịu lực hoặc không chịu lực và chất liệu của chúng.

Các loại lanh tô được sử dụng phổ biến

Thực tế, hiện có rất nhiều loại lanh tô được sử dụng khác nhau, được phân loại dựa vào chất liệu như:

  • Lanh tô gạch
  • Lanh tô cốt thép
  • Lanh tô cuốn
  • Lanh tô gỗ
  • Lanh tô đa
  • Lanh tô thép mạ kẽm
  • Lanh tô bê tông cốt thép
  • Lanh tô đổ tại chỗ trong gạch VRO

Thông tin chi tiết từng loại lanh tô

Để giúp quý vị hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng loại lanh tô, Vro xin cung cấp cho bạn thông tin chi tiết dưới đây:

Lanh tô gạch

  • Lanh tô gạch được làm từ chất liệu gạch, là loại được xuất hiện từ lâu trong lĩnh vực xây dựng.
  • Nó chỉ có 1 số kiểu dáng đơn giản, thực hiện xây dựng dễ dàng, không đòi hỏi cao về kỹ thuật.

lanh tô gạch

Lanh tô gạch cốt thép

  • Lanh tô cốt thép sử dụng bắt buộc loại xi măng cát mác 50, phần tển cốp pha sử dụng lớp vữa xi măng M50 dày khoảng 2-3cm, ở giữa gai cố thép lõi tròn d=6mm hoặc loại thép bản 20x1mm
  • Hai đầu cốt thép được uốn cong và đặt sâu bên trong tường từ 1-1.5 viên gạch. Phần trên cùng của lanh tô sử dụng vữa xi măng xây từ 5-7 hàng gạch (độ cao >1/4R lỗ tường)
  • Phù hợp sử dụng cho lỗ cửa có R<2m, ít chịu lực chấn động
  • Lanh tô cốt thép chịu tải và chịu lực nhỏ

lanh tô cốt thép

Lanh tô cuốn

Lanh tô cuốn có 2 loại là cuốn thẳng và cuốn vành lược với các đặc điểm chi tiết khác nhau

Lanh tô cuốn thẳng

  • Sử dụng gạch xây nghiêng trong đó viên ở giữa xây thẳng đứng, các viên 2 bên xây nghiêng.
  • Dùng gạch đã chặt xiên ở hai đầu để giữ mạch vữa được song song, mạch vừa cần đảm bảo trong khoảng từ 20-7mm
  • Có thể nâng cao lên 1/50 chiều rộng lỗ tường giúp lanh tô xây xong tự võng nằm ngang
  • Độ cao của lanh tô cuốn thẳng từ 1-1.5 gạch, kích thước cửa phù hợp cho độ lớn lỗ cửa đến 1.25m

lanh tô cuốn thẳng

Lanh tô cuốn vành lược

  • Kết cấu dạng hình cung cong như vành lược, bán kính nhỏ nhất bằng ½ chiều rộng lỗ cửa
  • Độ cao của cuốn cửa bằng 1/12 – ½ chiều rộng lỗ cửa, trung bình thường sử dụng là ⅛ với bán kính bằng chiều rộng lỗ cửa
  • Sử dụng gạch xiên để lanh tô có độ cong lớn, còn vẫn có thể sử dụng gạch phổ thông với lanh tô có độ cong nhỏ, mạch vừa điều chỉnh từ 7-20mm.
  • Phù hợp sử dụng cho cửa có chiều rộng từ 1.5-1.8m, vữa mác chiều cao cuốn có thể đạt từ 0.5-2 gạch

lanh tô cuốn vành ngược

Lanh tô gỗ

  • Đây là loại lanh tô truyền thống được xuất hiện rất lâu từ xa xưa, chủ yếu là các vùng núi
  • Lanh tô gỗ lắp đặt đơn giản, nhanh chóng sử dụng nguồn gỗ tự nhiên
  • Ngày nay người ta sử dụng loại lanh tô nay trong các khu nghỉ dưỡng, resort để tăng yếu tố thẩm mỹ và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
  • Khả năng chịu lực và chịu trọng tải thấp hơn so với loại bằng bê tông cốt thép, đá,….

lanh tô gỗ

Lanh tô đá

  • Được ưa chuộng ở các khu vực có thời tiết lạnh với chiều cao của lanh tô khoảng 10cm mỗi mét nhịp
  • Có nhịp lớn lên đến 2m, chịu được trọng tải tốt
  • Sử dụng lâu có thể xuất hiện các vết nứt do khả năng chịu lực kéo yếu

lanh tô đá

Lanh tô thép mạ kẽm

  • Phù hợp sử dụng cho cửa có kích thước lớn, chịu được tải trọng tốt
  • Cấu cấu gồm các đoạn kênh hoặc dầm thép uốn, sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp.
  • các thanh dầm thép trước khi được sử dụng sẽ nhúng vào bê tông hoặc ốp đá để đảm bảo bằng với chiều rộng của tường

lanh tô thép mạ kẽm

Lanh tô bê tông cốt thép

Đây là loại lanh tô được sử dụng phổ biến và rất được ưa chuộng hiện nay với nhiều điểm ưu việt. Lanh tô bê tông cốt thép được chia làm 2 loại là đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ.

Lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn

  • Được thực hiện đổ sẵn trước khi thi công tường, lắp đặt trực tiếp bằng vừa chát
  • Kích thước bằng bội số của ½ kích thước viên gạch, chiều dày từ 1-3 hàng gạch, chiều rộng ½-1.5 gạch

lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn

Lanh tô cốt thép đổ tại chỗ

  • Có chiều rộng bằng chiều dày tường gạch, chiều cao và tượng bê tông cốt thép tùy chỉnh
  • Sử dụng lanh tô hình chữ L với tường từ 1.5 gạch trở lên, dùng bộ phận lộ ra làm gối tựa đỡ phần gạch  phía ngoài, đảm bảo thẩm mỹ và giảm các về độ dày của lanh tô.
  • Trong quá trình thi công có thể kết hợp với sàn một khối hoặc ô văng để giảm khối lượng thi công đổ lanh tô
  • Lỗ cửa sổ có độ cao và mật độ gần nhau thì có thể liên kết các lanh tô đơn để tạo thành hệ giằng tường tăng cường độ và độ chắc chắn cho ngôi nhà, tránh nứt gãy kết cấu.

lanh tô thép đổ tại chỗ

Lanh tô Thi công trong gạch VRO

  • Đặt cốp pha giữ trong quá trình nhồi vữa vào lanh tô
  • Đặt gạch G-VRO không xốp vào các vị trí làm lanh tô
  • Đặt 4 thanh thép phi 10 dọc theo chiều dài của lanh tô.
  • Ưu điểm: thi công nhanh, chịu lực tốt, bền chắc, phù hợp với mọi kích thước cửa

Hy vọng với các thông tin chi tiết về các loại lanh tô đang được sử dụng phổ biến hiện nay sẽ hữu ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy tiếp tục theo dõi VRO Group trong các bài viết tiếp theo để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất!

sản phẩm của vro group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *