Sàn phẳng không dầm trong xây dựng và cách thiết kế

Sàn không dầm là gì? Ở Việt Nam, các phương pháp sàn dầm truyền thống khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên hiện nay các đơn vị thi công đã áp dụng nhiều công nghệ xây dựng hiện đại trên thế giới. Và nổi bật trong đó là giải pháp sàn phẳng không dầm đã xuất hiện và là xu thế hiện nay.

Cùng với xu thế của thị trường thì VRO Group  tự hào là đơn vị sở hữu bằng sáng chế độc quyền công nghệ sàn phẳng không dầm lõi xốp S-VRO vượt trội trong ngành vật liệu xây dựng.

Sàn không dầm là gì?

Sàn không dầm hay sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.

Khi thi công thì những vị trí mà việc sử dụng đổ bê tông không có quá nhiều tác dụng thì phương pháp thi công sàn không dầm sẽ tỏ ra vượt trội hơn hẳn. Vị trí đổ bể tông sẽ được thay thế bằng hộp rỗng làm từ nhựa tái chễ, quả bóng,… để làm giảm trọng lượng của sàn mà vẫn chịu được tải trọng bằng hoặc lớn hơn so với sàn bê tông.

Hiện nay phương pháp thi công hiện đại này đang được áp dụng rất phổ biến cho các công trình xây dựng hiện nay. Tuy ra đời sau so với sàn dầm truyền thống nó đã mang lại những hiệu quả vượt trội so với phương pháp thi công truyền thống.

Sàn phẳng không dầm VRO

Sàn phẳng không dầm có kết cấu như thế nào?

Về cơ bản thì kết cấu của sàn không dầm VRO bao gồm:

  • Tấm lưới thép lưới cố dưới
  • Hộp rỗng, khối xốp EPS
  • Hệ thanh ziczac
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Về cơ bản thì sử dụng sàn phẳng để giúp giảm đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết khi thi công. Tuy nhiên kết cấu gồm các lớp trên cũng như việc bố trí thép sàn không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, toàn chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

Cấu tạo sàn phẳng không dầm VRO

Dưới đây là hình ảnh về mặt cắt sàn không dầm trong thực tế. Với các mẫu sàn phẳng khác nhau sẽ có một vài cách thiết kế, thi công để phù hợp nhất với công trình.

Độ dày sàn không dầm trong thực tế

Độ dày sàn không dầm tại mỗi công trình sẽ có sự chênh lệch nhau tương đối. Bởi khi xây dựng thì có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện và sử dụng. Vì vậy độ dày sàn không dầm phụ thuộc vào một vài yếu tố như:

  • Kích thước và khoảng cách các nhịp
  • Tải trọng của công trình xây dựng
  • Chiều cảo của công trình

Từ những yếu tô trên thì đơn vị thi công sẽ lựa chọn cách thiết kế sàn không dầm cho phù hợp nhất với công trình. Trong thực tế thì với các cách thiết kế sàn không dầm cơ bản thì độ dày sàn không dầm sẽ có kích thước là 180mm, 230mm, 280mm.
Còn đối với các công trình đặc thù, cần độ dày sàn không dầm cao để đảm bảo an toàn thì có kích thước là: 340mm, 390mm, 450mm.

Ưu điểm sàn phẳng không dầm VRO

Vậy sàn không dầm có những ưu điểm vượt trội gì so với sàn truyền thống? Tại sao sàn phẳng không dầm ngày càng được sử dụng rộng rãi? Hãy cùng tìm hiểu nhé

  • Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là sàn phẳng có thời gian thi công ngắn và tốn ít nhân công chế tạo trong các khâu: lắp dựng cốp pha, gia công và lắp cốt thép, chạy cơ điện, hoàn thiện trần…
  • Giảm được chiều cao tầng do giảm được chiều cao kết cấu sàn và do đó giảm được chiều cao công trình
  • Tiết kiệm vật liệu và năng lượng
  • Nhiều trường hợp còn có thể tăng được số tầng vì vậy tăng được hiệu suất sử dụng đất
  • Sàn phẳng không dầm sẽ không hạn chế về vị trí xây tường ngăn (xây tường tùy ý trên sàn) vì vậy tạo điều kiện tốt để bố trí công năng công trình một cách tối ưu, chủ đầu tư có thể cải tạo, thay đổi vị trí tường xây trên sàn tuỳ ý
  • Tăng diện tích thông thuỷ, chiều cao sử dụng, tối ưu không gian kiến trúc
  • Không cần đóng trần giả, tuy nhiên, nếu dưới sàn chạy nhiều ống kỹ thuật thì vẫn phải đóng trần
  • Có khả năng chịu uốn, chống rung động rất tốt
  • Sàn có lõi xốp nên khả năng cách âm, cách nhiệt rất hiệu quả
  • Sàn vượt nhịp lớn tới 20m
  • Giảm khối lượng công tác hiện trường
  • Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường

Xây dựng sàn phẳng không dầm VRO

Nhược điểm của sàn không dầm

Tuy là phương pháp thi công xây dựng mới hiện nay. Nhưng phương pháp xây dựng sàn không dầm cũng có một số hạn chế nhất định như:

Đẩy nổi

Đây là tình trạng tấm sàn bị đẩy nổi lên trong quá trình đổ bê tông. Tình trạng này diễn ra do không kiểm soát được chất lượng của cốt pha gỗ. Hậu quả của việc này là làm cho độ dày sàn sẽ lớn hơn so với thiết kế. Từ đó gây tác động xấu đến kết cấu công trình.

  • Cách khắc phục: Để khắc phục không xảy ra tình trạng này thì bạn cần kiểm soát kỹ chất lượng của cốp pha. Đảm bảo số lượng neo đúng tiêu chuẩn.

Rỗ đáy

Tình trạng rỗ đáy xảy ra là do trong quá trình thi công thì đơn vị thi công đã bỏ bước đầm hoặc đầm qua loa.  Tình trạng này có thể dễ dàng thấy nhất là khi bạn tháo ván thì sẽ nhìn thấy các hốp sàn phẳng.

  • Khắc phục khi sàn bị rỗ đáy: Để khắc phục tránh cho công trình của bạn bị rỗ đáy thì khi thi công bạn cần giám sát kỹ đội kỹ thuật trong khi thi công. Hơn nữa bạn nên chọn độ sụt của bê tông khoảng 16 là phù hợp.

Ứng dụng sàn không dầm

Hiện nay các mẫu sàn không dầm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và công trình xây dựng khác nhau. Dưới đây VRO Group sẽ giới thiệu cho các bạn một vài ứng dụng của sàn phẳng không dầm vào các công trình thực tế như:

  • Sàn không dầm nhà phố
  • Sàn không dầm nhà dân
  • Xây dựng các trung tâm thương mại
  • Bệnh viện, trường học,…

Xây dựng sản phẩm sàn phẳng không dầm VRO

Thông tin về mẫu sàn phẳng không dầm VRO

Sàn phẳng không dầm lõi xốp S-VRO được sản xuất hoàn chỉnh tại nhà máy của VRO và vận chuyển đến chân công trình bàn giao cho chủ đầu tư hoặc VRO tổ chức sản xuất ngay tại khu vực dự án.

Xem thêm: Sàn phẳng không dầm S.VRO – Vượt nhịp lớn tới 20m

Cách thiết kế sàn không dầm và thi công qua các bước

Quy trình thi công và cách thiết kế sàn phẳng không dầm VRO cũng tương tự như thi công sàn dầm truyền thống. Dưới đây là 8 bước trong quy trình thi công sàn phẳng không dầm VRO:

  • Bước 1: Lắp dựng coppa sàn
  • Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới
  • Bước 3: Thi công lắp đặt tấm S-VRO
  • Bước 4: Thi công lắp đặt thép sàn lớp trên
  • Bước 5: Thi công chống nổi chống bềnh
  • Bước 6: Thi công điện nước
  • Bước 7: Thi công công tác đổ bê tông
  • Bước 8: Bảo dưỡng bê tông

Thi công sàn không dầm

Hình ảnh thi công thực tế công nghệ sàn phẳng không dầm VRO

Chứng nhận về tiêu chuẩn của S-VRO

VRO Group chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm tấm panel sử dụng cho sàn phẳng không dầm S – VRO. Sản phẩm được sản xuất hoàn chỉnh tại nhà máy của chúng tôi và vận chuyển đến chân công trình bàn giao cho chủ đầu tư hoặc chúng tôi sẽ tổ chức sản xuất ngay tại khu vực dự án.

  • Sản xuất theo đúng quy trình, quản lý chất lượng chặt chẽ
  • Vật liệu đầu vào có xuất sứ rõ ràng, chứng nhận nguồn gốc

Chứng nhận chất lượng sàn phẳng không dầm

 

Hỏi đáp sàn phẳng S-VRO

Các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu?

Áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam cho bê tông cốt thép.

– TCVN 5574-2012 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tiêu chuẩn thiết kế;

– TCVN 2737-1995 tải trọng và tác động, tiêu chuẩn thiết kế;

– TCVN 9391-2012 lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT, tiêu chuẩn thiết kế thi công;

– TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, quy phạm thi công và nghiệm thu

Thiết kế sàn S-VRO với bước cột/nhịp bao nhiêu là hiệu quả?

Sàn S-VRO hiệu quả kinh tế nhất cho sàn có khẩu độ vượt nhịp từ 6-12m, và có thể vượt nhịp tối đa 20m.

Sàn VRO chịu tải trọng được bao nhiêu tấn/m2?

– Sàn VRO chịu lực được tối đa 3 tấn/m2, cụ thể sẽ tùy thuộc vào đầu bài thiết kế.

Độ dày bê tông và xốp trong sàn là bao nhiêu?

Độ dày của xốp trong sàn và chiều dày sàn thay đổi tùy theo bước cột. Thông thường, sàn VRO đảm bảo bê tông lớp trên, dưới là 6-8cm, còn lại là phần xốp chiếm chỗ trong sàn.

Sàn VRO thi công có khó không?

Thi công sàn VRO không khó, công tác làm cốp pha, gia công thép cũng đơn giản, thợ địa phương có thể tự thi công. VRO sẽ cử kỹ thuật về hướng dẫn và giám sát từng sàn đến lúc đổ bê tông xong.

Khối lượng bê tông sử dụng cho sàn VRO được tính như thế nào? Bê tông sử dụng với sàn VRO là bê tông thông thường hay bê tông chuyên dụng?

– Trong file báo giá VRO gửi tới khách hàng sẽ có tính toán khối lượng bê tông cần cho sàn.

– Bê tông sử dụng cho sàn VRO là bê tông trộn tay hoặc bê tông thương phẩm, Mác bê tông tối thiểu là M250.

– Đối với công trình yêu cầu M300 trở lên (đối với nhịp >8m) thì nên dùng bê tông thương phẩm vì bê tông trộn tay rất khó kiểm soát mác và không đạt được mác >M300.

Giải pháp lắp đặt hệ thống M&E cho sàn phẳng S-VRO, cách xử lý ống xuyên sàn?

Nhà thầu nên chạy ống dưới sàn rồi đóng trần hoặc dồn vào lỗ kỹ thuật để đảm bảo độ dốc, thoát và thuận tiện cho việc sửa chữa sau này.

Trường hợp chạy ống trong sàn thì:

– Các ống M&E được đặt vào các khe sườn dầm, sau khi đi thép sàn lớp dưới. Cách này giúp thuận tiện trong quá trình thi công và không ảnh hưởng đến kết cấu sàn.

– Ống xuyên sàn được đặt chờ sẵn trước khi đổ bê tông hoặc khoan tạo lỗ xử lý chống thấm sau.

– Tất cả các vị trí chạy ống cần có biện pháp gia cường xung quanh.

Biện pháp chống nổi tấm sàn S-VRO?

– Để khắc phục việc nổi tấm sàn S-VRO, sử dụng bộ phụ kiện bao gồm thanh chống nổi và chống bềnh của VRO để thi công.

– Ngoài ra, nên đổ bê tông thành 2 đợt để kiểm soát áp lực đẩy nổi và tránh đầm sót.

– Đối với các loại ván khuôn khác nhau sẽ có phương án chống nổi khác nhau:

+ Ván khuôn gỗ: khoan lỗ thủng Ø12 xuống coppha, neo thép mặt trên xuống đáy coppha bằng bộ phụ kiện.

+ Ván khuôn thép: Dùng lá tole bản rộng bắn vít thép liên kết thép sàn lớp dưới xuống mặt coppha, dùng thanh phụ kiện chống bềnh liên kết thép sàn lớp dưới với lớp thép mặt trên của sàn.

– Ngoài ra, VRO còn có sản phẩm thi công không cần chống nổi.

Thi công sàn khu vực sàn vệ sinh, ban công thế nào?

Các khu vực sàn vệ sinh, ban công có thiết kế hạ cốt 30-50mm, đáy sàn vẫn phẳng. Khu hạ cốt sẽ được xử lý đặt hộp xốp có chiều dày mỏng hơn sàn bên ngoài 1 cấp, tương ứng bê tông lớp trên sẽ dày hơn để tạo khả năng chống thấm tốt hơn.

Việc khoan cắt, bắt ty treo có đụng vào xốp không? Sàn có treo được vật nặng được không?

– Tấm sàn S-VRO có sườn đặc bao quanh khối hộp xốp vuông, vùng bê tông mặt dưới sàn có chiều dày từ 60-80mm. Do đó việc khoan cắt, bắt ty treo hệ thống ống kỹ thuật vào vùng bê tông mặt dưới sàn không gây ảnh hưởng khả năng chịu lực của sàn và của ty treo.

– Sàn có thể khoan treo đồ như sàn thông thường, có thể treo được các vật nặng như điều hòa âm trần, đường ống cứu hỏa…

Sàn VRO có “đắt” không? Tuổi thọ của sàn VRO so với sàn truyền thống như thế nào?

– Sàn VRO tiết kiệm nhân công, giảm công đoạn thi công và cốt thép hơn sàn truyền thống; nên dù có phát sinh thêm chi phí công nghệ thì tổng thể chi phí vẫn tương đương hoặc thấp hơn so với sàn truyền thống.

– Tuổi thọ sàn VRO tương đương với sàn truyền thống, VRO có thể cam kết trong hợp đồng tuổi thọ công trình tối thiểu là 50 năm (Ngoại trừ trường hợp công trình gặp phải tác động quá lớn của ngoại cảnh như bom đạn, sóng thần…)

Sàn VRO chi phí như thế nào? Tấm panel VRO gồm những gì? Giá đã bao gồm nhân công chưa?
  • Đơn giá Sàn VRO dự kiến bao gồm:

+ 250.000 – 350.000 đ/m2      : sản phẩm VRO (*)

+ 700.000 – 1.100.000 đ/m2   : thép +bê tông + cốp pha

Tổng đơn giá dự kiến: 950.000 – 1.450.000 đ/m2 sàn

  • Ghi chú:

+ Đơn giá sàn sẽ thay đổi tùy theo khẩu độ và quy mô.

+ Đơn giá đã bao gồm nhân công lắp đặt, chưa bao gồm nhân công thi công.

  • (*) Sản phẩm VRO gồm: Tấm panel S-VRO (bao gồm: hộp xốp, thép ziczac chống cắt, thép lớp trên và con kê bê tông), thép chống nổi, chống bềnh và con kê bê tông kê thép sàn lớp dưới.
Cách tính chi phí vận chuyển như thế nào?

– Chi phí vận chuyển tính theo loại xe (3-5-8 tấn), số chuyến và khoảng cách vận chuyển.

– Hiện tại VRO có hệ thống 10 nhà máy tại Ba Vì, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng và Sài Gòn.

– Nếu chủ đầu tư có xe có thể tự vận chuyển.

Ngoài ra, còn rất nhiều giải đáp thắc mắc mà chúng tôi đã nhận được từ khách hàng. Mời Quý vị tham khảo bộ câu hỏi – Trả lời đầy đủ.

Xem thêm: Hỏi – đáp sàn phẳng (Giải đáp từ nhà sáng chế sàn phẳng VRO)

Giới thiệu về VRO Group

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng VRO được thành lập và hoạt động từ ngày 16/11/2005 bởi đội ngũ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư là giảng viên của trường Đại học Xây dựng với nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn và xây dựng công trình.

Qua hơn 15 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn dự án, công trình đã triển khai thành công, đến nay VRO Group tiếp tục là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp về công nghệ.

Đặc biệt về lĩnh vực tư vấn thiết kế – thiết kế kết cấu; thi công xây dựng; nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới phục vụ cho ngành xây dựng tiêu biểu là Sàn Phẳng không dầm vượt nhịp lớn S-VRO, Gạch bê tông lõi xốp G-VRO, và các sản phẩm khác…

Trên đây là thông tin cơ bản về sàn phẳng không dầmVRO Group đã tổng hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu nào thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

sản phẩm của vro group

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *