Móng bè: Cấu tạo, Ưu nhược điểm, Quy trình thi công

Móng bè là một phần quan trọng không thể thiếu trong các công trình xây dựng có kết cấu chịu lực cao như nhà cao tầng. Vậy chúng có cấu tạo, kết cấu và thi công như thế nào? Cùng VRO Group tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!. Móng bè là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao trong việc phân bố đều trọng lượng, tránh hiện tượng sụt lún khi thi công

Móng bè là gì?

Móng bè hay còn được gọi là móng toàn diện, là kết cấu dưới cùng của một công trình xây dựng đảm nhận chức năng hỗ trợ tải trọng của công trình vào nền đất giúp cho công trình chịu được sức ép của các khối vật chất nằm ở nên trên. Đồng thời còn có chức năng đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ công trình.
Về ứng dụng thì móng toàn diện chủ yếu được thiết kế sử dụng ở những nơi có nền đất yếu, phù hợp cho những công trình có kết cấu chịu lực cao, công trình nhà ở cao tầng. Ngoài ra, còn thích hợp cho những công trình có kết cấu bên dưới là tầng hầm, kho, bồn chứa, hồ bơi, nhà vệ sinh,…
móng bè

Cấu tạo móng bè

Móng bè có cấu tạo gồm nhiều lớp như sau:

  • Lớp bê tông lót móng: Độ dày trung bình 100mm phụ thuộc phần lớn vào việc thiết kế móng toàn diện trên nền đất yếu.
  • Chiều cao móng bè: khoảng 3200mm trong tính toán của các kỹ sư, phù hợp cho đa số các dự án nhà ở thông thường.
  • Kích thước của dầm móng toàn diện: có thích thước khoảng 300x700mn
  • Thép dầm móng: Sử dụng dạng phổ thông thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150 để đảm bảo an toàn cho cả công trình.
  • Thép bản móng: Sử dụng thép tiêu chuẩn 2 lớp thép Φ12a200.

cấu tạo móng bè

Cấu tạo móng bè

Kết cấu

Nếu một dự án công trình xây dựng có kích thước 4mx4m và nặng 55 tấn thì độ chịu lực của móng toàn diện được tính theo công thức: Trọng lượng công trình/Diện tích công trình = 55 tấn/16m=3,4 tấn.
Từ đó, có thể kết luận kết cấu xây dựng móng toàn diện có thể chịu lực lên đến 3,4 tấn/m2. Nhưng kết cấu móng sẽ được phân chia tính toán tùy thuộc vào các đặc tính riêng của từng khu vực để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối và tối ưu chi phí xây dựng.
Ngoài ra ở một số công trình, móng toàn diện được hỗ trợ chịu lực bằng cột thì khả năng chịu lực sẽ tăng lên đáng kể.
thông tin cơ bản về móng bè

Móng bè là loại móng được phủ khắp toàn bộ diện tích ngôi nhà

Tiêu chuẩn thiết kế móng bè

Dưới đây là tiêu chuẩn thiết kế móng toàn diện gần nhất với thực tế, mời bạn tham khảo để có thể tránh được những rủi ro trong quá trình thi công thiết kế móng:

  • Bản phẳng: Chiều dài của bản là e=(⅙)l khoảng cách giữa các cột l<9m và có trọng tải khoảng 1.000 tấn/cột.
  • Bản vòm ngược: Đây là loại bản thường được các nhà xây dựng sử dụng khi công trình yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Còn đối với những công trình nhỏ thì bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e=(0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm là f=1,7 l ~ 1/10 l.
  • Kiểu có sườn: Đây là loại có cấu tạo theo 2 kiểu sườn là sườn nằm dưới có tiết diện hình thang với ưu điểm là khả năng chống trơn trượt tốt và có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó là sườn nằm trên bản.
  • Kiểu hộp: Đây là loại móng có phân bố đều trên nền đất nhưng lực thì chỉ tập trung tác động nhiều lên nó. Loại móng kiểu hộp sẽ được sử dụng cho nhà thiết kế 2 tầng và những ngôi nhà có tầng, kết cấu khung chịu lực tốt, độ cứng lớn nhưng trọng lượng khá nhẹ.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Móng bè đặc biệt thích hợp cho những công trình có kết cấu không quá nặng như nhà cấp 4 hoặc nhà 1 đến 3 tầng bởi nó có chi phí thấp và thời gian thi công nhanh gọn.
  • Móng toàn diện là giải pháp hiệu quả được lựa chọn nhiều trong các công trình có thiết kế bồn chứa, kho, hồ bơi hoặc tầng hầm, bể vệ sinh.
  • Thích hợp xây dựng ở những nơi có mật độ xây dựng công trình thấp và ít chịu tác động 2 chiều kể cả gần những công trình lân cận.

Nhược điểm

  • Tùy thuộc vào kiểu địa hình, địa chất mới có thể áp dụng được móng bè.
  • Chiều sâu khi đặt móng khá nông nên nó sẽ kéo theo một số vấn đề như độ ổn định do các tác động từ môi trường như sự thoát nước ngầm hay động đất.
  • Móng toàn diện dễ bị lún hay lệch do các lớp địa chất bên dưới tác động và có thể bị thay đổi tại các vị trí lỗ khoan móng khiến công trình có thể bị nứt, giảm tuổi thọ.

Thi công móng toàn diện

Quá trình thi công gồm các bước như sau:
quy trình thi công móng bè

Quy trình thi công

Bước 1: Công tác chuẩn bị thi công
Ở giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị các công tác như:

  • Tìm đơn vị thi công
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công: giải phóng và san lấp mặt bằng.
  • Chuẩn bị nguyên vật liệu cũng như các loại máy móc thiết bị khi thi công xây dựng.

công tác chuẩn bị thi công móng bè

Công tác chuẩn bị thi công móng mất khá nhiều thời gian nên bạn phải tiến hành thật cẩn thận

Bước 2: Đào đất hố móng
Diện tích thi công sẽ theo bản vẽ công trình, trên diện tích đất thi công đã được san lấp mặt bằng. Nhà thầu cần tiến hành các công tác đào hố móng thi công công trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định.
thi công móng bè trong thực tế

Đào hố móng cần tuân theo con số chính xác trong bản vẽ thiết kế

Bước 3: Đổ bê tông giằng móng
Bê tông cần được trộn theo đúng quy chuẩn về chất lượng của từng thành phần cũng như được tiến hành  đúng quy định về cách nhào trộn và chất lượng bê tông để đảm bảo chất lượng công trình.
Với móng toàn diện, bê tông được đổ theo từng lớp, mỗi lớp bê tông dày khoảng từ 20-30 cm. Để có thể đảm bảo cho sự liên kết của các lớp bê tông thì lớp trên phải đồ chồng lên lớp dưới khi bắt đầu đông kết.
Bước 4: Nhiệm thu và bảo dưỡng móng
Móng bè cần được giữ ẩm và được tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc chắn và đủ ngày để tạo thành phẩm ổn định nhất.
thi công móng bè phải đảm bảo chất lượng

Thi công móng bè khá đơn giản nhưng cần cẩn trọng trong từng bước để đạt chất lượng tốt nhất

Lưu ý khi thi công móng toàn diện

  • Đặc biệt lưu ý khâu bảo quản móng, móng toàn diện phải luôn giữ được độ ẩm và tránh mưa lâu gây ra hiện tượng xi măng chết, tránh cả trời quá nắng để mặt bê tông không bị rạn nứt. Thời gian bảo quản móng sẽ mất khoảng 1-2 ngày cho đến khi bê tông thật sự kết dính.
  • Mặc dù thiết kế móng bè trên nền đất yếu là phù hợp nhưng nếu nền đất đó thiếu ổn định hay có nguy cơ sụt lún thì sẽ làm ảnh hưởng đến công trình.
  • Trong quá trình thi công, các cọc là điểm quan trọng để truyền tải lực nên cần chú ý tới việc bố trí cọc phù hợp theo yêu cầu của công trình để tận dụng tối đa việc giảm nội lực trong móng toàn diện một cách tối ưu và an toàn nhất.

công trình thi công móng bè diện tích lớn

Thi công móng bè cho công trình có diện tích lớn

Một số loại móng bè hiện nay

1. Móng ô cờ SM-VRO

2. Móng bè dạng hộp

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về móng bè sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều thông tin về loại móng này. Nếu cần tư vấn hoặc muốn biết thêm về các sản phẩm sàn phẳng không dầm lõi xốp, xốp tôn nền, tấm tường chịu lực… xin vui lòng liên hệ số hotline của VRO Group của 086 604 55 77 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình.

 

Xem thêm: Tấm đa năng VRO ứng dụng cho hệ thống rãnh ngầm của công trình

Đọc thêm: Tìm hiểu thi công móng nhà (Hưng Yên)

Sản phẩm của VRO group

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *