Sàn phẳng hay còn biết tới với nhiều tên gọi như: sàn không dầm, sàn vượt nhịp, sàn nấm, sàn phẳng vượt nhịp, sàn vượt nhịp lớn, sàn hộp không dầm…
Sử dụng kết cấu sàn này sẽ giúp cho trần nhà phẳng (không lộ dầm), tạo không gian lớn. Còn theo thuật ngữ xây dựng thì đây là mẫu sàn bê tông cốt thép hai phương toàn khối mà không sử dụng dầm. Khi đó toàn bộ tải trọng sàn sẽ truyền trực tiếp qua cột.
Trải qua hơn 15 năm không ngừng nghiên cứu, cải tiến, VRO Group tự hào sở hữu sáng chế và độc quyền công nghệ Sàn phẳng không dầm lõi xốp S-VRO (Sàn phẳng lõi xốp S-VRO).
1. CẤU TẠO SÀN PHẲNG LÕI XỐP S-VRO
Tạo khối rỗng
- Xốp không cháy EPS dạng khối đặc hoặc rỗng.
- Định vị bằng các khung thép không gian.
Cốt thép sàn
- 2 Lớp thép: Thép lớp trên & thép lớp dưới.
- Hệ thép thanh ziczac liên kết hai lớp thép sàn.
Hệ kết cấu
- Bê tông liên kết tạo thành hệ sàn & dầm chìm chữ I đan nhau dạng ô cờ.
- Hệ kết cấu toàn khối ổn định theo cả 2 phương.
2. ƯU ĐIỂM SÀN PHẲNG S-VRO
Thiết kế
Sàn phẳng không dầm S-VRO đáp ứng yêu cầu không gian kiến trúc lớn dành cho: trung tâm thương mại, trường học, sảnh lớn tòa nhà…
So với sàn thông thường, sàn phẳng không dầm S-VRO giúp khắc phục phần không gian không thể sử dụng do chiều cao dầm lớn. Qua đó giảm chiều cao từng tầng giúp giảm chi phí xây dựng.
Cấu tạo sàn phẳng VRO chứa khối xốp EPS trọng lượng rất nhẹ giúp giảm tải trọng bản thân sàn, qua đó tối ưu bài toán thiết kế kết cấu cho cột, móng.
Thi công
Xốp EPS giúp giảm đáng kể lượng bê tông sàn, sàn phẳng VRO giúp đơn giản hóa công tác coppha, thi công đơn giản hơn, nhanh hơn.
Dễ dàng thi công hệ thống M&E do không bị vướng hệ dầm, không cần trần giả (để che dầm).
VRO group được cấp chứng chỉ ISO về quản lý chất lượng, Quy trình thi công được VRO hỗ trợ giám sát kỹ thuật chặt chẽ.
Sử dụng
Xốp EPS có đặc tính cách âm, cách nhiệt; giúp chống nóng, chống ồn cho công trình. Tạo sự thoải mái dễ chịu cho người sử dụng.
Không gian lớn giúp bạn có thể linh hoạt trong việc thay đổi hoặc bố trí lại không gian tùy theo nhu cầu sử dụng.
3. CHỦNG LOẠI
Hiện tại, VRO Group sở hữu 05 chủng loại Sàn phẳng lõi xốp S-VRO đáp ứng các tiêu chí: loại công trình, bước nhịp, tải trọng, và các yêu cầu khác trong thiết kế và sử dụng.
(Click vào ảnh để xem video chi tiết)
4. QUY TRÌNH THI CÔNG
Phần khung lõi xốp sàn phẳng S-VRO được sản xuất hoàn chỉnh tại nhà máy và vận chuyển đến chân công trình, hoặc VRO tổ chức sản xuất ngay tại khu vực dự án, lắp đặt trong quá trình thi công cốt thép sàn và đổ bê tông theo phương pháp truyền thống.
5. KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN
Toàn bộ Quy trình sản xuất và sản phẩm của VRO đều được cấp chứng nhận và kiểm định đầy đủ theo các quy định của Nhà nước về xây dựng.


6. DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI
VRO tự hào được tham gia hợp tác trong hàng trăm công trình lớn nhỏ, cùng hàng ngàn hộ gia đình, chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp!
Ngoài ra, công nghệ Sàn phẳng S-VRO còn được ứng dụng trong rất nhiều chủng loại công trình khác như: Khách sạn, Nhà hàng, Tòa nhà văn phòng…
HỎI ĐÁP SÀN PHẲNG S-VRO
Thiết kế
Thiết kế và thi công kết cấu sàn phẳng không dầm S-VRO áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế như sàn bê tông cốt thépđiển hình như các tiêu chuẩn:
– TCVN 5574-2012 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tiêu chuẩn thiết kế;
– TCVN 2737-2023 tải trọng và tác động, tiêu chuẩn thiết kế;
– TCVN 9391-2012 lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT, tiêu chuẩn thiết kế thi công;
– TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, quy phạm thi công và nghiệm thu.
Sàn phẳng S-VRO hiệu quả kinh tế nhất cho sàn có khẩu độ vượt nhịp từ 6-12m, và có thể vượt nhịp tối đa 20m.
– Tùy theo khẩu độ và hệ kết cáu, sàn vượt nhịp S-VRO chịu được tải trọng lên đến 3 tấn/m2.
Độ dày tổng thể của sàn thay đổi tùy theo độ lớn của nhịp, bước cột và tải trọng trên sàn. Thông thường, sàn phẳng không dầm VRO đảm bảo bê tông lớp trên và lớp dưới là 6-8cm, còn lại là phần xốp chiếm chỗ trong sàn.
Thi công
Thi công sàn VRO không khó, công tác làm cốp pha, gia công thép cũng đơn giản, thợ địa phương có thể tự thi công. VRO sẽ cử kỹ thuật về hướng dẫn và giám sát từng sàn đến lúc đổ bê tông xong.
– Trong file báo giá VRO gửi tới khách hàng sẽ có tính toán khối lượng bê tông cần cho sàn.
– Bê tông sử dụng cho sàn VRO là bê tông trộn tay hoặc bê tông thương phẩm, Mác bê tông tối thiểu là M250.
– Đối với công trình yêu cầu M300 trở lên (đối với nhịp >8m) thì nên dùng bê tông thương phẩm vì bê tông trộn tay rất khó kiểm soát mác và không đạt được mác >M300.
Nhà thầu nên chạy ống dưới sàn rồi đóng trần hoặc dồn vào lỗ kỹ thuật để đảm bảo độ dốc, thoát và thuận tiện cho việc sửa chữa sau này.
Trường hợp chạy ống trong sàn thì:
– Các ống M&E được đặt vào các khe sườn dầm, sau khi đi thép sàn lớp dưới. Cách này giúp thuận tiện trong quá trình thi công và không ảnh hưởng đến kết cấu sàn.
– Ống xuyên sàn được đặt chờ sẵn trước khi đổ bê tông hoặc khoan tạo lỗ xử lý chống thấm sau.
– Tất cả các vị trí chạy ống cần có biện pháp gia cường xung quanh.
– Để khắc phục việc nổi tấm sàn S-VRO, sử dụng bộ phụ kiện bao gồm thanh chống nổi và chống bềnh của VRO để thi công.
– Ngoài ra, nên đổ bê tông thành 2 đợt để kiểm soát áp lực đẩy nổi và tránh đầm sót.
– Đối với các loại ván khuôn khác nhau sẽ có phương án chống nổi khác nhau:
+ Ván khuôn gỗ: khoan lỗ thủng Ø12 xuống coppha, neo thép mặt trên xuống đáy coppha bằng bộ phụ kiện.
+ Ván khuôn thép: Dùng lá tole bản rộng bắn vít thép liên kết thép sàn lớp dưới xuống mặt coppha, dùng thanh phụ kiện chống bềnh liên kết thép sàn lớp dưới với lớp thép mặt trên của sàn.
– Ngoài ra, VRO còn có sản phẩm thi công không cần chống nổi.
Các khu vực sàn vệ sinh, ban công có thiết kế hạ cốt 30-50mm, đáy sàn vẫn phẳng. Khu hạ cốt sẽ được xử lý đặt hộp xốp có chiều dày mỏng hơn sàn bên ngoài 1 cấp, tương ứng bê tông lớp trên sẽ dày hơn để tạo khả năng chống thấm tốt hơn.
– Tấm sàn S-VRO có sườn đặc bao quanh khối hộp xốp vuông, vùng bê tông mặt dưới sàn có chiều dày từ 60-80mm. Do đó việc khoan cắt, bắt ty treo hệ thống ống kỹ thuật vào vùng bê tông mặt dưới sàn không gây ảnh hưởng khả năng chịu lực của sàn và của ty treo.
– Sàn có thể khoan treo đồ như sàn thông thường, có thể treo được các vật nặng như điều hòa âm trần, đường ống cứu hỏa…
Chi phí
– Sàn phẳng VRO tiết kiệm nhân công, giảm công đoạn thi công và cốt thép hơn sàn truyền thống; nên dù có phát sinh thêm chi phí công nghệ thì tổng thể chi phí vẫn tương đương hoặc thấp hơn so với sàn truyền thống.
– Tuổi thọ sàn VRO tương đương với sàn truyền thống, VRO có thể cam kết trong hợp đồng tuổi thọ công trình tối thiểu là 50 năm (Ngoại trừ trường hợp công trình gặp phải tác động quá lớn của ngoại cảnh như bom đạn, động đất, sóng thần…)
- Đơn giá Sàn VRO dự kiến bao gồm:
+ 250.000 – 350.000 VNĐ/m2: sản phẩm VRO (*)
+ 700.000 – 1.100.000 VNĐ/m2: thép +bê tông + cốp pha
Tổng đơn giá dự kiến: 950.000 – 1.450.000 VNĐ/m2 sàn
- Ghi chú:
+ Đơn giá sàn sẽ thay đổi tùy theo khẩu độ và quy mô.
+ Đơn giá đã bao gồm nhân công lắp đặt, chưa bao gồm nhân công thi công.
- (*) Sản phẩm VRO gồm: Tấm panel S-VRO (bao gồm: hộp xốp, thép ziczac chống cắt, thép lớp trên và con kê bê tông), thép chống nổi, chống bềnh và con kê bê tông kê thép sàn lớp dưới.
– Chi phí vận chuyển tính theo loại xe (3-5-8 tấn), số chuyến và khoảng cách vận chuyển.
– Hiện tại VRO có hệ thống 10 nhà máy tại Ba Vì, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng và Sài Gòn.
– Nếu chủ đầu tư có xe có thể tự vận chuyển.
Nếu bạn đang quan tâm tới sàn phẳng không dầm, sàn không dầm vượt nhịp lớn, hoặc còn những câu hỏi cần giải đáp muốn tư vấn cho công trình, vui lòng liên hệ với VRO Group để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.