Sàn hộp – Tổng quan giải pháp thi công sàn hộp

Sàn Hộp là một giải pháp công nghệ cốp pha tạo rỗng trong sàn phẳng vượt nhịp lớn. Cùng VRO Group theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tổng quan sàn hộp là gì, cấu tạo, đặc điểm và quy trình thi công loại sàn này nhé!

Sàn hộp là gì?

Sàn hộp hay còn gọi theo nhiều cách khác như sàn hộp bê tông, sàn hộp không dầm, sàn hộp rỗng… Có thể hiểu một cách đơn giản đây là phương pháp sử dụng các loại hộp để tạo rỗng trong sàn bê tông. Về cơ bản đây là giải pháp nhằm mục đích tăng bề dày nhưng giảm khối lượng bê tông của sàn, tạo độ cứng đủ giúp sàn vượt được các nhịp kết cấu lớn mà không cần dầm. 

Ứng dụng sàn hp bê tông khi nào?

  • Công trình cần có các khoảng cách cột lớn để tạo các không gian lớn.
  • Công trình yêu cầu chiều cao thông thủy của tầng lớn sau khi đã trừ đi khoảng hở yêu cầu cho hệ thống M&E.
  • Công trình yêu cầu về thẩm mỹ sàn phẳng hoặc cần tránh dầm phạm vào các yếu tố kỵ trong phong thủy.
  • Công trình yêu cầu tiến độ thi công hoàn thiện nhanh.

Giải pháp sàn phẳng dùng hộp nhựa

Các loại sàn hộp nhựa tại Việt Nam có cấu tạo khác nhau chút ít, nhưng đều theo nguyên lý chung: Sử dụng các hộp nhựa hở đáy để tiết kiệm Bê tông tại vùng trung hòa. Cấu tạo sàn hộp gồm: Bê tông, cốt thép và hộp nhựa tạo rỗng. Sàn rỗng hộp nhựa thường được dùng hiệu quả cho các kết cấu sàn có nhịp > 5m

1. Bê tông

Sau khi đổ bê tông sẽ tạo được kết cấu sàn có kích thước bao ngoài tương đối dày với các lỗ rỗng tạo bởi các hộp nhựa, sàn có độ cứng tốt và có khả năng chịu lớn và đảm bảo độ võng theo yêu cầu,

  • Bê tông cốt liệu nhỏ (cốt liệu lớn nhất 2cm) cường độ trung bình có mác bê tông từ 300# – 350#.
  • Độ sụt của bê tông khi đổ 17+-2
  • Thi công chia làm 2 lớp, đổ bê tông lớp dưới rồi đợi ổn định và đổ bê tông lớp trên

2. Cốt thép

Cố thép chịu lực của sàn được thiết kế phân bố, bao gồm thép lớp trên và thép lớp dưới, tại các vùng yêu cầu sẽ được gia cường.

  • Cốt thép CB400 – CB500 đường kính thông thường là D10-D12, một số vị trí có thể dùng lên đến D14 hoặc D16.
  • Tại các vùng đầu cột sử dụng các thép chống cắt dạng chữ C hoặc các đinh chống cắt theo yêu cầu.

3. Hộp nhựa tạo rỗng

Hộp nhựa chỉ có tác dụng tạo rỗng trong lòng sàn. Hộp thường được thiết kế kích thước phổ biến ở mức từ 50*50cm và chiều cao hộp di động từ 10cm đến 28cm.

Các loi sàn hp nha ph biến ti Vit Nam

  • Sàn Ubot
  • Sàn Nevo
  • Sàn Lform Sàn XRF

Ưu, nhược điểm của sàn hộp

1. Ưu điểm

  • Sàn có khả năng vượt nhịp lớn, tạo không gian thoáng rộng cho công trình
  • Cấu tạo sàn không có dầm giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kĩ thuật dưới sàn
  • Giảm chiều cao kết cấu so với giải pháp dầm sàn

2. Nhược điểm

  • Chỉ thực sự hiệu quả cho các công trình nhịp lớn (trên 8m)
  • Việc thi công đòi hỏi thợ được đào tạo, hướng dẫn
  • Sắt lớp trên nằm ở vùng bê tông mỏng, dễ bị kéo đứt hoặc tuột neo
  • Hộp rỗng dạng hở, nên nếu đầm kỹ thì Bê tông vẫn chui vào trong hộp – tốn vật liệu và làm tăng trọng lượng của sàn
  • Các chân của hộp khi đi lại để bảo dưỡng có thể bị ấn xuống chạm cốp pha, gây ngấm nước cho sàn khi trời mưa…

Sàn phẳng không dầm lõi xốp VRO

Sàn phẳng không dầm lõi xốp VRO hay sàn xốp VRO là một trong những sản phẩm công nghệ tiêu biểu nhất thuộc sở hữu độc quyền của Công ty Cổ phần Xây dựng VRO (VRO Construction Joinstock Company).

Thi công sàn phẳng vượt nhịp VRO

Sàn S-VRO được tạo rỗng bằng các khối xốp chống cháy EPS dạng khối vuông được định vị chắc chắn bằng các khung thép không gian. Sau khi đổ bê tông sẽ tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I giao thoa đồng mức với hai lớp sàn trên và dưới cùng chịu lực thông qua hệ thanh ziczac hình sin nối hai lớp thép trên dưới với nhau.

san-phang-khong-dam-s1-vro

Giải pháp S-VRO kết cấu cho sàn có nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Công nghệ được nghiên cứu và cải tiến trong nhiều năm
  • Sàn vượt nhịp lớn tới 20m, tối ưu không gian kiến trúc
  • Giảm chiều cao từng tầng, tiết kiệm vật liệu và năng lượng
  • Cốp pha đơn giản, thi công nhanh, gọn gàng, giảm khối lượng hoàn thiện
  • Tăng khả năng chịu lực
  • Sử dụng vật liệu không nung thân thiện môi trường
  • Không cần trần giả, cách âm, cách nhiệt rất tốt
  • Sản xuất theo đúng quy trình, quản lý chất lượng chặt chẽ

Tìm hiểu thêm về công nghệ sàn phẳng không dầm VRO tại: Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO)

san-phang-khong-dam-vro
Sàn S-VRO giúp tiết kiệm chi phí coppha và nhân công

san-phang-khong-dam-s3-vro

Xem thêm video thực tế ưu điểm khi sử dụng sàn phẳng không dầm VRO:

Chi phí thi công sàn xốp S-VRO sơ bộ tham khảo:

  • Xây dựng sàn có khẩu độ dưới 5 mét: 800.000 VNĐ/m2 sàn.
  • Xây dựng sàn có khẩu độ dưới 7 mét: 900.000 VNĐ/m2 sàn.
  • Xây dựng sàn có khẩu độ dưới 9 mét: 1.000.000 VNĐ/m2 sàn.
  • Xây dựng sàn có khẩu độ dưới 11 mét: 1.100.000 VNĐ/m2 sàn.
  • Xây dựng sàn có khẩu độ dưới 13 mét: 1.250.000 VNĐ/m2 sàn.
  • Xây dựng sàn có khẩu độ dưới 15 mét: 1.450.000 VNĐ/m2 sàn.

Công nghệ Sàn phẳng không dầm S-VRO

Công ty Cổ phần Xây dựng VRO – VRO Group thành lập và hoạt động từ ngày 16/11/2005 bởi đội ngũ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư là giảng viên của trường Đại học Xây dựng.

VRO cung cấp đa dạng dịch vụ sản phẩm lĩnh vực tư vấn thiết kế – thiết kế kết cấu; thi công xây dựng; nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới phục vụ cho ngành xây dựng. Tiêu biểu là Sàn Phẳng lõi xốp S-VRO, Gạch lõi xốp Smart G-VRO…

Qua hơn 18 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, VRO là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp về công nghệ thi công sàn phẳng vượt nhịp hiện nay. Liên hệ ngay với VRO Group để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *