Sê nô là gì? Cấu tạo, thiết kế tiêu chuẩn, các loại mái sê nô phổ biến

Sê nô là thuật ngữ được sử dụng trong xây dựng chỉ 1 kết cấu hệ thống trong công trình. Tuy nhiều người không biết sê nô là gì, cấu tạo và các kích thước và độ dốc ra sao? Hiện có những loại mái sê nô nào phổ biến. Trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp cho bạn các thông tin tiết để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Sê nô

Sê nô là gì?

Sê nô (seno) là mang hứng nước mưa ngoài trời được lắp đặt tiếp giáp với phần mái nhà. Hệ thống này được sử dụng phổ biến trong các khu vực nông thôn nhằm tận dụng nguồn nước mưa tự nhiên để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Chất liệu sử dụng làm sê nô thường là các loại ống nhựa, ống tôn hay kẽm. Ngày nay các vật liệu đó dần được thay thế bằng việc sử dụng chất liệu bê tông cốt thép với độ bền vượt trội, sử dụng bền bỉ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, nhiệt độ,….

Cấu tạo sê nô

Sê nô được thiết kế sử dụng trong các mái dốc. Khi trời mưa, nước dẽ được đưa về các sê nô được làm từ chất liệu tôn tráng kẽm  để chảy xuống các đường ống thu đứng đưa về bể cất trữ.
Bên cạnh đó mái đua cũng sử dụng để lắp đặt hệ thống thoát nước, tránh tình trạng bị ứ đọng, thấm dột nước ở phần mái.
Mái đua cũng có thể được làm thành diềm mái, sê nô hoặc dưới mái đua có thể làm trần. Để nước dễ chảy xuống, người ta sử dụng viên ngói ở diềm mái đua ra từ 30-50mm. Trần mái làm bằng trần vôi rơm, các tấm diềm mái đua dày 25-30mm, độ cao ở khoảng 200-300mm.
Hiện nay, người ta ưa chuộng sử dụng sê nô lắp ghép với 2 loại phổ biến là đúc liền với panen và sê nô thiết kế thành 1 kiện độc lập.
Cấu tạo sê nô

Cấu tạo sê nô

Kích thước và độ dốc Sê nô

Việc thiết kế và lắp đặt sê nô cần quan tâm tới kích thước và độ dốc. Cụ thể:

  • Về kích thước sê nô: Phụ thuộc chính vào khẩu độ mái và lượng mưa trên diện tích mái. Chiều dài của hệ thống máng nước sẽ bằng chiều dài của mái nhà.
  • Về tiết diện sê nô: Mặt cắt tiết diện thường có hình chữ U
  • Độ dốc lòng máng: Được thiết kế rơi vào khoảng từ 0.1-0.2%, nghiêng về lỗ thoát nước.

Các loại mái sê nô phổ biến hiện nay

Hiện nay có 2 loại mái sê nô được ưa chuộng sử dụng phổ biến là sê nô âm tường và sê nô lộ tường. Cụ thể đặc điểm cải 2 loại này như sau:

  • Sê nô âm tường: Thiết kế âm bên trong tường không lộ ra ngoài giúp mang đến tính thẩm mỹ cao, sử dụng bền bỉ không chịu các tác dụng trực tiếp từ các yếu tố môi trường.

Sê nô âm tường

Sê nô âm tường

  • Sê nô lộ tường: Đây là loại truyền thống, thường được sử dụng trong các công trình nhà ở nông thôn, các nhà lên tầng. Trước đây người ta sử dụng ống nứa nhưng hiện nay sử dụng các chất liệu kim loại có độ bền cao. Sê nô lộ tường được lắp đặt ngay bên ngoài rất dễ thấy, thuận tiện trong việc sửa chữa, lắp đặt. Cần lưu ý thực hiện quét hắc dầu chống thấm để tăng tuổi thọ của hệ thống máng hứng nước này.

Sê nô lộ tường

Sê nô lộ tường

Ưu điểm sê nô

Hệ nay sê nô vẫn được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi có các ưu điểm như sau:

  • Tăng tính thẩm mỹ: Các loại sê nô âm tường có tính thẩm mỹ cao, khó nhận ra mang đến sự tinh tế  cho công trình. Với các loại sê nô lộ tường thì sử dụng loại có trùng màu với mái nhà hoặc màu từng cũng không ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
  • Độ bền cao: Sê nô đặc biệt sê nô làm từ bê tông cót thép có độ bền cự tốt, sử dụng và vận hành lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi các yếu thời tiết, khí hậu.
  • Đảm bảo chất lượng công trình: Việc sử dụng sê nô để hứng thu nước hay thoát nước trong các công trình xây dựng giúp đảm bảo nước không bị đọng lên bề mặt mái gây thấm dột, làm xuống cấp công trình nhanh chóng.

Bảo quản sê nô đúng cách

Dù bạn sử dụng bất cứ  loại mái sê nô nào cũng cần tiến hành bảo quản chúng để đảm bảo chất lượng, tăng thời gian sử dụng. Trước đó trong quá trình thi công, các tiêu chí về kỹ thuật cũng cần được đảm bảo, xác định độ co giãn của vị trí khe, khe lún, tường trượt,… Bảo quản sê nô bằng cách tiến hành thi công chống thấm cho chúng theo các bước như sau:

  • Bước 1: Sử dụng Sikaproof Membrane pha với nước đạt tỉ lệ 20-50%
  • Bước 2: Quét lớp từ 2-3 lớp chống thấm lên sê nô hoặc lớp mái nhà, thực hiện tuần tự lớp trước khô mới thi công lớp sau
  • Bước 3: Đợi lớp chống thấm khô từ 2-3 giờ sau đó quét lớp Sika Latex cùng vữa hồ lên trên tấm màng Sikaproof
  • Bước 4: Phun hóa chất bảo dưỡng Antisol E hoặc Antisol S sau khi đã thực hiện trát vữa.

Chống thấm để bảo quản sê nô

Chống thấm để bảo quản sê nô

Sê nô là hệ thống hứng nước hiệu quả vừa giúp con người tận dụng nguồn nước mưa lại tránh tình trạng thấm dột mái do ứ đọng nước. Hy vong các thông tin Vro Group cung cấp trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong đời sống.  Tiếp tục theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *