Sàn Span là công nghệ thiết kế mặt sàn nhẹ hiện đại giúp các chủ đầu tư giảm thiểu vật liệu bê tông sử dụng, giảm trọng lượng lại tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Cùng VRO Group tìm hiểu về loại sàn hộp này cũng như những ưu, nhược điểm mà sản phẩm sàn bóng Span sở hữu trong bài viết sau.
Sàn Span là gì?
Sàn nhẹ Span là giải pháp tối ưu cho mọi công trình nhờ khả năng ứng dụng các vật liệu mới thay vì sử dụng thuần bê tông cốt thép như những loại sàn truyền thống. Công nghệ Span mang tới những ưu điểm cho công trình như cách âm, cách nhiệt tốt, hạn chế sự tích tụ nhiệt độ hay bê tông giãn nở gây nứt công trình. Các công trình ứng dụng công nghệ Span có kết cấu sàn phẳng không dầm làm giảm chiều cao và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Trên thị trường xây dựng hiện nay đang cung cấp hai loại sàn Span phổ biến là sàn bóng Span và sàn hộp Span. Mỗi loại sàn có những đặc điểm riêng, cùng tìm hiểu trong nội dung sau.
1. Sàn bóng span
Sàn bóng span là loại sàn phẳng kết nối trực tiếp với hệ khung bê tông cột vách. Sàn bóng ra đời cách đây gần một thập kỷ và phát triển ở các quốc gia châu Âu. Mặt sàn sử dụng hệ dầm L đan xen liên tục theo 2 phương với khoảng cách gần nhau thay vì sử dụng dầm chính và phụ qua đầu cột. Loại sàn span này là một công nghệ mới chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam.
a, Cấu tạo
Sàn bóng Span nhờ kết cấu đặc biệt, thiết kế này có thể giúp giảm thiểu tối đa 15% lượng bê tông so với khi thi công mặt sàn thông thường. Cấu tạo từ 3 lớp chính: Lớp thép chịu lực trên; lớp bóng và lớp thép lót cố định bên dưới. Hai hệ lưới thép trên và dưới khi kết nối với nhau qua các quả bóng dẹt nằm ở giữa.
- Hệ thống lưới này sử dụng móc C để kẹp và tì sát vào quả bóng với mục đích cố định bóng không di chuyển trong quá trình thi công.
- Hệ thống bóng làm từ nhựa tái chế có khả năng chịu lực cao, thay thế cho những phần bê tông ở giữa mặt sàn không có tác dụng chịu lực.
- Thiết kế này sử dụng lớp thép gia cường để cố định các quả bóng. Nhờ đó, giữa hệ thống bóng có khoảng cách chuẩn, lại giữ bóng cố định mà hoàn toàn không có dầm.
Mặt sàn bóng span có khả năng khắc phục được tình trạng tăng trọng lượng kết cấu sàn như khi thi công sàn bê tông truyền thống. Những quả bóng nhẹ giúp công trình có trọng lượng nhẹ nhàng. Bằng cách cố định hai lớp thép trên và dưới, mặt sàn có thể chịu lực uốn và lực cắt lớn.
b, Ưu điểm
- Thi công theo kiểu sàn phẳng, giảm thiểu cột và dầm khi thi công
- Khả năng vượt nhịp lên đến 50% so với sàn thông thường, có độ chịu lực tốt.
- Có thể áp dụng cho nhiều mặt bằng và công trình xây dựng nhờ tính linh hoạt trong thiết kế.
- Loại sàn này có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
- Chống cháy nổ, tăng khả năng chống động đất vượt trội.
- Tiết kiệm tối đa 35% lượng bê tông sử dụng
- Vật liệu dễ dàng vận chuyển, tiết kiệm đáng kể thời gian thi công.
- Sàn bóng phẳng có hai phương chịu lực, nên giảm áp lực cho mặt sàn tăng khả năng chịu lực
c, Sàn bóng Span phù hợp với loại công trình nào?
Sở hữu những ưu điểm nên công nghệ sàn span được ứng dụng rộng rãi tại mọi công trình. Có khả năng ứng dụng tại những công trình dân dụng và công nghiệp, từ nhà thấp đến tòa nhà cao tầng.
2. Sàn hộp Span
Sàn nhẹ span kiểu hộp được thiết kế để tạo nên sàn phẳng không dầm cho công trình. Giống với sàn bóng, sàn hộp span được thiết kế theo 2 lớp lưới thép trên và dưới, sử dụng hộp nhựa rỗng thay thế cho hệ thống bóng.
a, Cấu tạo
- Lưới thép: Bao gồm lưới thép mặt trên và lưới thép mặt dưới, có ảnh hưởng không nhỏ tới lực kéo của sàn. Lưới thép có vai trò không nhỏ tới sự chắc chắn của hệ thống hộp rỗng, giúp hộp nhựa rỗng không bị xô lệch.
- Hộp rỗng: Hộp rỗng được thiết kế từ nhựa tái chế với kết cấu rỗng bên trong. Hộp nhựa có khả năng chịu lực tác động tốt với độ cứng cao. Bên cạnh đó, khả năng chịu nhiệt tốt, chống cháy nổ giúp đảm bảo an toàn cho những người trong công trình.
- Bê tông: xi măng pooc lăng tiêu chuẩn
b, Ưu điểm
- Hệ thống hộp nhựa nhẹ, không đặt nặng trọng tải lên công trình giúp mặt sàn tăng khả năng chịu lực tác động.
- Hộp rỗng trong loại sàn span này được thiết kế với 4 lỗ thoát khí, làm giảm áp suất bên trong.
- Có khả năng chống cháy nổ tốt
- Trọng lượng hộp nhẹ, dễ dàng vận chuyển đến địa điểm thi công.
- Các hộp rỗng được thiết kế giữa sàn giúp cho lượng bê tông cốt thép sử dụng có thể giảm đi đáng kể nên tiết kiệm phần lớn chi phí cho chủ đầu tư.
- Sàn hộp span được thiết kế ít cột, độ vượt nhịp lớn nên làm tăng diện tích cho sàn nhà.
- Thiết kế linh hoạt, phù hợp với nhiều công trình khác nhau.
c, Ứng dụng
Loại sàn nhẹ span hộp phù hợp với phần lớn các công trình. Đặc biệt phù hợp với các công trình có nhu cầu cơi nới không gian, muốn tùy ý thiết kế vị trí tường.
Một số vấn đề thường gặp khi thi công sàn Span
Trong quá trình thi công nếu không đảm bảo chất lượng thì sàn nhẹ Span có thể gặp phải một vài vấn đề dưới đây.
1. Hiện tượng đẩy nổi
Hiện tượng đẩy nổi này xảy ra khi hệ thống bóng/hộp không được cố định chắc chắn khi thi công. Sau khi thi công, chiều dày mặt sàn sẽ tăng khá nhiều so với kích thước dự kiến ban đầu. Nguyên nhân có thể do chất lượng cốt pha cũng chưa được kiểm soát tốt. Cần kiểm tra và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng cốt pha, quy cách các ty neo cần tuân thủ thông số ở bản vẽ.
Trong quá trình đổ bê tông, nếu như phát hiện bóng bị đẩy nổi thì sẽ trực tiếp chọc thủng bóng và đổ bê tông rồi đầm chặt lại để cố định. Ngoài ra bạn cũng có thể đợi đến khi bê tông đông và ngồi thêm vào vị trí quả bóng đó.
2. Hiện tượng rỗ đáy
Rỗ đấy là tình trạng nhìn thấy vị trí đáy của quả bóng sau khi tháo khuôn ván cốt pha. Trong quá trình đổ bê tông, thợ thi công đã bỏ qua bước đầm hoặc đầm non tay là nguy cơ dẫn đến hiện tượng này. Đây là tình trạng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và làm giảm chất lượng sàn theo thời gian sử dụng.
Để có thể khắc phục tình trạng rỗ đáy ở sàn nhẹ span, cần đảm bảo thợ thi công có chuyên môn, thực hiện đúng kỹ thuật, không được bỏ qua bước dầm hoặc đầm ẩu. Sau khi rỡ khuôn cốt pha, thấy xuất hiện tình trạng rỗ thì cần đục hết phần bê tông yếu đi. Tiến hành rửa sạch bề mặt bằng lực nước và sử dụng vữa bê tông có trộn phụ gia để lấp đầy những vết rỗ lại.
3. Hiện tượng nứt bê tông đáy sàn
Hiện tượng nứt này không hề hiếm gặp khi thi công sàn Span. Nguyên nhân như sau:
- Bê tông có khả năng chịu lực kém.
- Do tác động cơ học
- Sự chênh lệch về nhiệt, độ ẩm nên gây ra các vết nứt.
- Bê tông có các thành phần không tương thích
Cách khắc phục phổ biến nhất là sử dụng dòng keo epoxy chuẩn ASTM. Tiến hành bơm keo trực tiếp vào trong các vết nứt.
Một số hình ảnh thi công sàn nhẹ span thực tế
Hình ảnh về quá trình thi công sàn span
So sánh sàn Span và sàn xốp VRO
Sàn phẳng không dầm lõi xốp VRO là công nghệ tiêu biểu nhất thuộc sở hữu độc quyền của Công ty Cổ phần Xây dựng VRO. Sàn xốp VRO được tạo rỗng bằng các khối xốp chống cháy EPS dạng khối vuông được định vị chắc chắn bằng các khung thép không gian.
Bảng so sánh công nghệ giữa sàn span và sàn xốp VRO
Tiêu chí | Sàn Span | Sàn VRO |
Lịch sử hình thành | Ra đời từ lâu nhưng chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế | Là thành quả nghiên cứu của đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ. Sản phẩm hiện đại, phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay |
Khả năng cố định | Bóng/hộp nhựa dễ bị xô lệch và khó cố định vị trí. | Có khả năng đứng yên một vị trí, dễ dàng cố định nhờ những sợi thép đơn. |
Nguy cơ sự cố | Bề mặt bê tông không đầm kỹ có thể gây nên hiện tượng đẩy nổi, nứt, rỗ | Sử dụng các C móc kết hợp với ty neo ghim chặt vào ván khuôn sàn để chống các sự cố |
Vận chuyển | Bóng có cấu tạo cồng kềnh. Khó khăn khi vận chuyển | Hộp xốp vuông vắn, có khả năng xếp chồng. Tiết kiệm diện tích lưu trữ và vận chuyển dễ dàng |
Chất lượng | Sàn bóng có thiết kế tiết diện thay đổi liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng sàn | Sàn xốp có sơ đồ tính toán thông minh đã được quy định trong tiêu chuẩn rõ ràng |
Chi phí | Chi phí tăng lên đáng kể bởi phần khung thép cố định số bóng có cấu tạo cồng kềnh | Chi phí giảm đáng kể do công nghệ đơn giản, thi công dễ dàng |
Tìm hiểu chi tiết sàn xốp VRO tại: Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO)
Giới thiệu về VRO Group
Công ty Cổ phần Xây dựng VRO được thành lập và hoạt động từ ngày 16/11/2005 bởi đội ngũ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư là giảng viên của trường Đại học Xây dựng với nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn và xây dựng công trình. Qua hơn 15 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn dự án, công trình đã triển khai thành công, đến nay VRO tiếp tục là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp về công nghệ.
Đặc biệt về lĩnh vực tư vấn thiết kế – thiết kế kết cấu; thi công xây dựng; nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới phục vụ cho ngành xây dựng tiêu biểu là Sàn Phẳng lõi xốp S-VRO và Gạch GL VRO với công năng chống thấm, chống nóng, chống ồn tối ưu (Gạch lõi xốp Smart G-VRO), và các sản phẩm khác…
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về sàn Span và các thông tin hữu ích. Khách hàng có nhu cầu về sàn xốp liên hệ với VRO Group để được tư vấn, hỗ trợ.
Tham khảo công trình sàn phẳng của VRO tại:
» Công trình sàn phẳng biệt thự Hải Dương với quy mô 3 tầng diện tích 480m2
» Công trình xây dựng sàn phẳng cho khách sạn Hoàng An – Nha Trang