Sàn phẳng không dầm lõi xốp VRO – Một trong những sản phẩm công nghệ tiêu biểu nhất thuộc sở hữu độc quyền của Công ty Cổ phần Xây dựng VRO (VRO Construction Joinstock Company). Công nghệ sàn xốp VRO có gì đặc biệt đến thế? Cùng VRO Group tìm hiểu chi tiết về công nghệ sàn phẳng VRO này nhé.
Trải qua hơn 15 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn dự án, công trình đã triển khai thành công khi áp dụng công nghệ Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO). VRO Group tự hào sở hữu tấm bằng sáng chế và độc quyền công nghệ Sàn phẳng không dầm lõi xốp S-VRO tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư, mà còn tối ưu không gian công trình.
1. Sàn phẳng không dầm lõi xốp VRO là gì?
Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO) hay sàn xốp VRO được tạo rỗng bằng các khối xốp chống cháy EPS dạng khối vuông được định vị chắc chắn bằng các khung thép không gian.
Sau khi đổ bê tông sẽ tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I giao thoa đồng mức với hai lớp sàn trên và dưới cùng chịu lực thông qua hệ thanh ziczac hình sin nối hai lớp thép trên dưới với nhau.
2. Ưu điểm Sàn phẳng không dầm S-VRO
Giải pháp kết cấu cho Sàn nhà là một vấn đề vô cùng quan trọng trong kết cấu công trình, nó quyết định đến giá thành, tiến độ xây dựng và chất lượng sử dụng của tòa nhà. Có hai giải pháp kết cấu sàn truyền thống được sử dụng cho công trình nhà đó là Sàn–Dầm và Sàn phẳng:
- Giảm chiều cao từng tầng, tiết kiệm vật liệu và năng lượng
- Tăng được số tầng, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả sử dụng công trình
- Sàn vượt nhịp lớn tới 20m
- Cốp pha đơn giản, thi công nhanh, gọn gàng
- Sàn xốp VRO giúp giảm khối lượng công tác hiện trường
- Tăng khả năng chịu lực
- Sử dụng vật liệu không nung thân thiện môi trường
- Không cần trần giả, cách âm, cách nhiệt rất tốt
- Giảm khối lượng hoàn thiện
- Sản xuất theo đúng quy trình, quản lý chất lượng chặt chẽ
- Vật liệu đầu vào có xuất sứ rõ ràng, chứng nhận nguồn gốc ….
- Tối ưu không gian kiến trúc
Sàn phẳng không dầm VRO khi so sánh với sàn truyền thống
3. Các phiên bản sàn phẳng vượt nhịp lõi xốp S-VRO
a. Sàn phẳng không dầm lõi xốp phiên bản S1-VRO
Sàn phẳng không dầm S1-VRO gồm cấu tạo từ thép và xốp EPS
b. Sàn phẳng không dầm lõi xốp phiên bản S2-VRO
Sàn phẳng không dầm S2-VRO được thiết kế có phần khác với S1
c. Cấu tạo Sàn phẳng không dầm lõi xốp phiên bản S3-VRO
Sàn phẳng không dầm S3-VRO được cấu từ xốp chậu chống cháy EPS
d. Cấu tạo Sàn phẳng không dầm lõi xốp phiên bản S4-VRO
e. Cấu tạo Sàn phẳng không dầm lõi xốp phiên bản S5-VRO
4. Sàn phẳng không dầm S-VRO thực tế thi công
Sàn xốp VRO được sản xuất hoàn chỉnh tại nhà máy của VRO Group và vận chuyển đến chân công trình bàn giao cho chủ đầu tư hoặc VRO tổ chức sản xuất ngay tại khu vực dự án.
4. Chứng nhận về tiêu chuẩn của sàn phẳng không dầm S-VRO
VRO sản xuất và cung cấp các sản phẩm tấm panel sử dụng cho sàn phẳng S-VRO. Sản phẩm được sản xuất hoàn chỉnh tại nhà máy của VRO và vận chuyển đến chân công trình bàn giao cho chủ đầu tư hoặc VRO tổ chức sản xuất ngay tại khu vực dự án.
– Sản xuất theo đúng quy trình, quản lý chất lượng chặt chẽ
– Vật liệu đầu vào có xuất sứ rõ ràng, chứng nhận nguồn gốc
Xem chi tiết chứng nhận chất lượng của công nghệ sàn phẳng VRO
5. Hỏi đáp về Sàn phẳng không dầm S-VRO
5.1 Cấu tạo sàn phẳng VRO?
Sàn phẳng S-VRO thực chất là hệ sàn – dầm chìm. Trong đó hệ thép ziczac liên kết thép sàn trên dưới, khi đổ bê tông sẽ tạo thành hệ dầm chìm trực giao nằm hoàn toàn trong sàn.
Tạo khối rỗng
- Xốp chống cháy EPS dạng khối vuông
- Định vị bằng các khung thép không gian
- 2 Lớp thép sàn trên & dưới
- Hệ thanh ziczac hình sin liên kết hai lớp thép sàn
Đổ Bê tông
- Bê tông liên kết tạo thành hệ sàn & dầm chìm chữ I
- Hệ kết cấu toàn khối ổn định
5.2 Thanh thép ziczac có mục đích gì?
- Liên kết thép lớp trên và thép lớp dưới, chịu lực cắt trong sàn.
- Chịu tải trọng của người và máy móc đi lại trên sàn trong quá trình thi công.
- Định vị chắc chắn hộp xốp, giúp xốp không bị xê dịch khi đầm bê tông.
5.3 Cấu tạo tấm xốp tạo rỗng trong sàn? Xốp có gây cháy lan không?
- Khối xốp EPS có hình chậu, có thể cắt gọt khi thi công nên đảm bảo linh hoạt về chiều dài ô nhịp sàn hay bề dày sàn thay đổi;
- Khối xốp EPS đặc chịu lực nén tốt, không vỡ, không thấm nước; đảm bảo việc đầm liên tục để đảm bảo độ đặc chắc bê tông cả lớp trên và lớp dưới; đảm bảo độ đồng đều các lớp bê tông đúng thiết kế; đảm bảo lượng bê tông chuẩn đúng thiết kế không bị hao hụt.
- Khối rỗng được làm từ vật liệu EPS không duy trì sự cháy nên rất an toàn trong phòng chống cháy nổ khi thi công và khi sử dụng
- Mặt khác xốp đóng vai trò là cốp pha trong, không tham gia vào chịu lực nên khi bê tông trong sàn đã định hình và đạt cường độ thì không lo lắng việc xốp bị co lại do hỏa hoạn hay thời tiết
5.4 Sàn VRO có kết hợp được với nhà khung thép không?
Sàn VRO kết hợp được với nhà có hệ cột thép, còn đối với nhà có cả hệ dầm thép thì nên làm sàn thép. Nếu sử dụng tấm S-VRO thì chỉ nên sử dụng đặt lên sàn thép để tôn nền và tăng khả năng cách âm.
5.5 Sàn VRO có phải sàn siêu nhẹ không, sử dụng cho nhà cải tạo được không?
Sàn VRO không phải là sàn siêu nhẹ mà là sàn Bê tông cốt thép.
- Trọng lượng riêng của sàn VRO thấp hơn bê tông từ 25 đến 40%.
- Tuy nhiên, do nấm đổ đặc và chiều dày sàn lớn nên tổng thể công trình dùng sàn VRO giảm được 10-15% tải trọng bản thân so với sàn truyền thống.
Các công trình cải tạo có hệ móng cột không đảm bảo thì không nên sử dụng sàn VRO để nâng tầng và cơi nới.
5.6 Đối với nhà ống hoặc nhà dân thông thường, có nên bỏ bớt cột đi để tiết kiệm chi phí không?
- Đối với nhà ống, để đảm bảo hiệu quả về kinh tế thì nhịp dọc nhà không nên lớn hơn nhịp ngang nhà vì nó làm chi phí phần thô tăng lên mà lại không thực sự cần thiết. Bởi vì cột dọc nhà thường nằm trong tường, không ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc.
- Ví dụ: ngang nhà 6.5m mà muốn nhịp dọc nhà 8m vẫn có thể thi công được. Tuy nhiên, do chiều dày sàn phải tính toán theo chiều dài nhịp lớn để đảm bảo chịu lực, nên bề dày sàn sẽ lớn hơn. Từ đó chi phí cho phần thô sẽ bị tăng lên (tức là thay vì làm sàn 25cm cho nhịp 6.5m thì ta phải làm sàn dày 32cm cho nhịp 8m)
- Nhiều người lầm tưởng rằng bỏ bớt cột đi sẽ tiết kiệm được chi phí cho phần cột và móng nhưng không phải vậy. Nếu bỏ bớt cột đi thì các cột còn lại sẽ to hơn, thép cũng nhiều hơn, móng cũng sẽ to và nhiều thép hơn (bởi vì bản chất là cột và móng phải đủ để chịu được tổng tải trọng sử dụng trên sàn truyền xuống, mà tải trọng này không thay đổi nên bớt số lượng cột đi thì phải tăng kích thước cột, móng lên).
Ngoài ra, còn rất nhiều giải đáp thắc mắc mà chúng tôi đã nhận được từ khách hàng. Mời Quý vị tham khảo Bộ câu hỏi – Trả lời đầy đủ về Thiết kế, thi công, sử dụng, chi phí…
Xem thêm: Hỏi – đáp sàn phẳng (Giải đáp từ nhà sáng chế sàn phẳng VRO)
6. Giới thiệu về VRO Group
Công ty Cổ phần Xây dựng VRO được thành lập và hoạt động từ ngày 16/11/2005 bởi đội ngũ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư là giảng viên của trường Đại học Xây dựng với nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn và xây dựng công trình.
Qua hơn 15 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn dự án, công trình đã triển khai thành công, đến nay VRO tiếp tục là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp về công nghệ.
Đặc biệt về lĩnh vực tư vấn thiết kế – thiết kế kết cấu; thi công xây dựng; nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới phục vụ cho ngành xây dựng tiêu biểu là Sàn vượt nhịp lớn (Sàn lõi xốp S-VRO), Gạch không nung với công năng chống thấm, chống nóng, chống ồn tối ưu (Gạch lõi xốp Smart G-VRO), và các sản phẩm khác…
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0866045577
Email: sale@vro.vn
Địa chỉ:
– Lô 40 liền kề 7 Khu đô thị Tổng cục 5, Bộ Công an – Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội
– Số 129, Hoàng Đức Lương, TP. Đà Nẵng
– 34 Xuân Quỳnh, KDC Gia Hòa 523A Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, TP.HCM