Sàn phẳng (sàn không dầm) là gì? Ưu, nhược điểm? Sàn chịu được tải trọng như thế nào? Bước cột bao nhiêu là hiệu quả? Hướng dẫn thi công? Đơn giá?… Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất mà khách hàng của VRO thường đặt câu hỏi.
Khái niệm cơ bản
1. Sàn phẳng là gì?
Sàn phẳng hay còn gọi là là sàn không dầm, sàn nấm là mẫu sàn bê tông cốt thép hai phương toàn khối mà không sử dụng dầm cao. Khi đó toàn bộ tải trọng sàn sẽ truyền trực tiếp qua cột hoặc tường chịu lực.
Hiện nay sàn phẳng (sàn nấm) có 4 loại chính:
- Sàn nấm phẳng
- Sàn nấm có mũ cột
- Sàn nấm có bản đầu cột
- Sàn nấm có cả mũ cột và bản đầu cột
2. Ưu điểm chung của sàn phẳng?
- Loại bỏ hệ thống dầm cao, tối ưu không gian kiến trúc
- Linh hoạt trong việc bố trí thay đổi công năng
- Giảm chiều dày sàn, tăng chiều cao thông thủy
Sàn phẳng vượt nhịp VRO
3. Cấu tạo sàn phẳng VRO?
Sàn phẳng S-VRO thực chất là hệ sàn – dầm chìm. Trong đó hệ thép ziczac liên kết thép sàn trên dưới, khi đổ bê tông sẽ tạo thành hệ dầm chìm trực giao nằm hoàn toàn trong sàn.
Tạo khối rỗng
- Xốp chống cháy EPS dạng khối vuông
- Định vị bằng các khung thép không gian
- 2 Lớp thép sàn trên & dưới
- Hệ thanh ziczac hình sin liên kết hai lớp thép sàn
Đổ Bê tông
- Bê tông liên kết tạo thành hệ sàn & dầm chìm chữ I
- Hệ kết cấu toàn khối ổn định
4. Thanh thép ziczac có mục đích gì?
- Liên kết thép lớp trên và thép lớp dưới, chịu lực cắt trong sàn.
- Chịu tải trọng của người và máy móc đi lại trên sàn trong quá trình thi công.
- Định vị chắc chắn hộp xốp, giúp xốp không bị xê dịch khi đầm bê tông.
5. Cấu tạo tấm xốp tạo rỗng trong sàn? Xốp có gây cháy lan không?
- Khối xốp EPS có hình chậu, có thể cắt gọt khi thi công nên đảm bảo linh hoạt về chiều dài ô nhịp sàn hay bề dày sàn thay đổi;
- Khối xốp EPS đặc chịu lực nén tốt, không vỡ, không thấm nước; đảm bảo việc đầm liên tục để đảm bảo độ đặc chắc bê tông cả lớp trên và lớp dưới; đảm bảo độ đồng đều các lớp bê tông đúng thiết kế; đảm bảo lượng bê tông chuẩn đúng thiết kế không bị hao hụt.
- Khối rỗng được làm từ vật liệu EPS không duy trì sự cháy nên rất an toàn trong phòng chống cháy nổ khi thi công và khi sử dụng
- Mặt khác xốp đóng vai trò là cốp pha trong, không tham gia vào chịu lực nên khi bê tông trong sàn đã định hình và đạt cường độ thì không lo lắng việc xốp bị co lại do hỏa hoạn hay thời tiết
6. Công nghệ này đã được kiểm định chất lượng chưa?
Công nghệ này đã được Bộ Xây dựng cho phép đưa vào các công trình Xây dựng
Ưu, nhược điểm của sàn phẳng VRO
7. Ưu điểm của sàn phẳng S-VRO so với sàn truyền thống?
- Sàn S-VRO giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu nhân công chế tạo trong các khâu: lắp dựng cốp pha, gia công và lắp cốt thép, hoàn thiện trần, lắp đặt hệ thống M&E …;
- Chiều cao sàn S-VRO mỏng hơn so với dầm sàn thường; Từ đó giảm được chiều cao tầng và chiều cao công trình. Nhiều trường hợp còn có thể tăng được số tầng, vì vậy tăng được hiệu suất sử dụng đất
- Sàn phẳng sẽ không hạn chế về vị trí xây tường ngăn (xây tường tùy ý trên sàn) vì vậy tạo điều kiện để bố trí không gian theo công năng linh hoạt.
- Trường hợp dưới sàn chạy nhiều ống kỹ thuật thì cần phải đóng trần giả. Với hệ thống đường ống đơn giản, có thể chạy trong sàn, không cần đóng trần giả.
- Có khả năng chịu uốn, chống rung động rất tốt.
- Xốp EPS trong sàn có khả năng cách âm, cách nhiệt qua đó giúp công trình chống nóng, chống ồn. Phù hợp với chung cư, bệnh viện, trường học, nhà máy, biệt thự…
8. Ưu điểm của sàn S-VRO so với các loại sàn phẳng khác?
Nhờ vào hình dạng và đặc tính của vật liệu khối xốp, cấu tạo của khung định vị mà tất cả các chủng loại sàn VRO đều khắc phục được những nhược điểm lớn của các giải pháp công nghệ khác như:
- Xốp được định vị chắc chắn bên trong khung thép không gian, tách biệt với thép chịu lực bằng con kê bê tông. Điều này giúp xốp không bị xê dịch khi đầm bê tông.
- Khả năng chịu lực cắt tốt do các hệ dầm đủ kích thước cấu tạo và có đủ các cốt thép chịu cắt dạng đai hoặc dạng ziczac.
- Hệ khung thép không gian không tỳ trực tiếp vào xốp (do có con kê bê tông) nên thép được bê tông bọc kín bởi bê tông, đảm bảo việc truyền lực giữa bê tông và cốt thép liên tục, không bị ngắt quãng -> hạn chế nứt sàn.
- Sàn VRO tạo rỗng bằng xốp khối EPS đặc chịu lực nén tốt, không vỡ, không thấm nước giúp thi công, đầm dùi dễ dàng, không bị rỗ sàn, bê tông chuẩn thiết kế, không bị hao hụt.
- Kích thước khối xốp linh hoạt, có thể cắt gọt khi thi công đáp ứng yêu cầu về kích thước ô nhịp sàn hay bề dày sàn thay đổi;
- Khối rỗng được làm từ vật liệu EPS không cháy (một số loại sàn khác sử dụng nhựa tái chế của quả bóng hay hộp nhựa…) nên không lo vấn đề cháy nổ khi thi công và khi sử dụng;
- Panel được hàn thành tấm nên lắp đặt nhanh hơn, dễ dàng hơn, rút ngắn tiến độ thi công, giảm chi phí nhân công và chi phí cán bộ quản lý.
9. Nhược điểm của sàn VRO là gì?
- Về kỹ thuật: Sàn VRO có thể khắc phục được các nhược điểm của các loại sàn phẳng khác nên hạn chế được tối đa các nhược điểm về kỹ thuật. Tuy nhiên, để công trình đạt chất lượng tốt nhất, cần đơn vị thi công uy tín, lành nghề và tuân thủ theo hướng dẫn của kỹ thuật VRO trong quá trình đổ bê tông.
- Về kinh tế: đối với công trình có diện tích 1 sàn dưới 70m2, nhịp dưới 5m nếu lựa chọn sàn VRO chi phí ban đầu sẽ cao hơn sàn truyền thống 5.000.000 – 10.000.000/sàn.
- Về thông tin: Hiện nay, một số chủ nhà vẫn chưa nắm được thông tin về công nghệ xây dựng mới nên còn khá lạ lẫm với sàn VRO.
Thiết kế sàn phẳng
10. Các tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu được sử dụng để thiết kế và thi công theo giải pháp sàn phẳng lõi xốp S-VRO:
Áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam cho bê tông cốt thép.
- TCVN 5574-2012 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2737-1995 tải trọng và tác động, tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9391-2012 lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT, tiêu chuẩn thiết kế thi công;
- TCVN 4453:1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, quy phạm thi công và nghiệm thu
- Các tiêu chuẩn khác có liên quan …
11. Sàn VRO chịu tải trọng được bao nhiêu tấn/m2? Vượt nhịp tối đa bao nhiêu m? Console (công xôn) tối đa bao m?
- Sàn VRO chịu lực được tối đa 3 tấn/m2, cụ thể sẽ tùy thuộc vào đầu bài thiết kế.
- Sàn vượt nhịp tối đa 20m, console tối đa 4-5m.
- Thực tế VRO đã thi công và đưa vào sử dụng:
- Nhịp 18m (Khách sạn Long Thành – Thanh Hóa)
- Tải trọng lớn nhất là 1.8 tấn/m2 (Vinsmart – Hòa Lạc)
- Console 3.7m không đối trọng (Homestay Ba Vì), Console 4-4.5m ở rất nhiều công trình khác.
12. Thiết kế sàn S-VRO với bước cột/nhịp bao nhiêu là hiệu quả?
Sàn S-VRO hiệu quả kinh tế nhất cho sàn có khẩu độ vượt nhịp từ 6 – 12m, và có thể vượt nhịp tối đa 20m.
13. Nhịp 10m – 15m thì chiều dày sàn bao nhiêu?
- Đối với sàn nhịp lớn trên 10m thì kết cấu cần căn cứ vào: thiết kế kiến trúc, loại công trình … thì mới có thể đưa ra con số cụ thể.
- Để đảm bảo về kinh tế thì các công trình nhịp lớn VRO thường làm sàn mỏng kết hợp với nấm cao. Phòng thiết kế sẽ tính toán kiểm tra võng sàn rồi mới chốt phương án sàn.
14. Độ dày bê tông và xốp trong sàn là bao nhiêu?
Độ dày của xốp trong sàn và chiều dày sàn thay đổi tùy theo bước cột. Thông thường, sàn VRO đảm bảo bê tông lớp trên và dưới là 60 đến 80mm; còn lại là phần xốp chiếm chỗ trong sàn.
15. Sàn VRO có kết hợp được với nhà khung thép không?
Sàn VRO kết hợp được với nhà có hệ cột thép, còn đối với nhà có cả hệ dầm thép thì nên làm sàn thép. Nếu sử dụng tấm S-VRO thì chỉ nên sử dụng đặt lên sàn thép để tôn nền và tăng khả năng cách âm.
16. Sàn VRO có phải sàn siêu nhẹ không, sử dụng cho nhà cải tạo được không?
Sàn VRO không phải là sàn siêu nhẹ mà là sàn Bê tông cốt thép.
- Trọng lượng riêng của sàn VRO thấp hơn bê tông từ 25 đến 40%.
- Tuy nhiên, do nấm đổ đặc và chiều dày sàn lớn nên tổng thể công trình dùng sàn VRO giảm được 10-15% tải trọng bản thân so với sàn truyền thống.
Các công trình cải tạo có hệ móng cột không đảm bảo thì không nên sử dụng sàn VRO để nâng tầng và cơi nới.
17. Đối với nhà ống hoặc nhà dân thông thường, có nên bỏ bớt cột đi để tiết kiệm chi phí không?
- Đối với nhà ống, để đảm bảo hiệu quả về kinh tế thì nhịp dọc nhà không nên lớn hơn nhịp ngang nhà vì nó làm chi phí phần thô tăng lên mà lại không thực sự cần thiết. Bởi vì cột dọc nhà thường nằm trong tường, không ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc.
- Ví dụ: ngang nhà 6.5m mà muốn nhịp dọc nhà 8m vẫn có thể thi công được. Tuy nhiên, do chiều dày sàn phải tính toán theo chiều dài nhịp lớn để đảm bảo chịu lực, nên bề dày sàn sẽ lớn hơn. Từ đó chi phí cho phần thô sẽ bị tăng lên (tức là thay vì làm sàn 25cm cho nhịp 6.5m thì ta phải làm sàn dày 32cm cho nhịp 8m)
- Nhiều người lầm tưởng rằng bỏ bớt cột đi sẽ tiết kiệm được chi phí cho phần cột và móng nhưng không phải vậy. Nếu bỏ bớt cột đi thì các cột còn lại sẽ to hơn, thép cũng nhiều hơn, móng cũng sẽ to và nhiều thép hơn (bởi vì bản chất là cột và móng phải đủ để chịu được tổng tải trọng sử dụng trên sàn truyền xuống, mà tải trọng này không thay đổi nên bớt số lượng cột đi thì phải tăng kích thước cột, móng lên).
Biện pháp thi công sàn phẳng VRO
18. Sàn VRO thi công có khó không?
Thi công sàn VRO không khó, công tác làm cốp pha, gia công thép cũng đơn giản, thợ địa phương có thể tự thi công. VRO sẽ cử kỹ thuật về hướng dẫn và giám sát từng sàn đến lúc đổ bê tông xong.
19. Khối lượng bê tông sử dụng cho sàn VRO được tính như thế nào? Bê tông sử dụng với sàn VRO là bê tông thông thường hay bê tông chuyên dụng?
- Trong file báo giá VRO gửi tới khách hàng sẽ có tính toán khối lượng bê tông cần cho sàn.
- Bê tông sử dụng cho sàn VRO là bê tông trộn tay hoặc bê tông thương phẩm, Mác bê tông tối thiểu là M250.
- Đối với công trình yêu cầu M300 trở lên (đối với nhịp >8m) thì nên dùng bê tông thương phẩm vì bê tông trộn tay rất khó kiểm soát mác và không đạt được mác >M300.
20. Giải pháp lắp đặt hệ thống M&E cho sàn phẳng S-VRO, cách xử lý ống xuyên sàn:
Nhà thầu nên chạy ống dưới sàn rồi đóng trần hoặc dồn vào lỗ kỹ thuật để đảm bảo độ dốc, thoát và thuận tiện cho việc sửa chữa sau này.
Trường hợp chạy ống trong sàn thì:
- Các ống M&E được đặt vào các khe sườn dầm, sau khi đi thép sàn lớp dưới. Cách này giúp thuận tiện trong quá trình thi công và không ảnh hưởng đến kết cấu sàn.
- Ống xuyên sàn được đặt chờ sẵn trước khi đổ bê tông hoặc khoan tạo lỗ xử lý chống thấm sau.
- Tất cả các vị trí chạy ống cần có biện pháp gia cường xung quanh.
21. Biện pháp chống nổi tấm sàn S-VRO?
- Để khắc phục việc nổi tấm sàn S-VRO, sử dụng bộ phụ kiện bao gồm thanh chống nổi và chống bềnh của VRO để thi công.
- Ngoài ra, nên đổ bê tông thành 2 đợt để kiểm soát áp lực đẩy nổi và tránh đầm sót.
- Đối với các loại ván khuôn khác nhau sẽ có phương án chống nổi khác nhau:
+ Ván khuôn gỗ: khoan lỗ thủng Ø12 xuống coppha, neo thép mặt trên xuống đáy coppha bằng bộ phụ kiện.
+ Ván khuôn thép: Dùng lá tole bản rộng bắn vít thép liên kết thép sàn lớp dưới xuống mặt coppha, dùng thanh phụ kiện chống bềnh liên kết thép sàn lớp dưới với lớp thép mặt trên của sàn.
- Ngoài ra, VRO còn có sản phẩm thi công không cần chống nổi.
22. Thi công sàn khu vực sàn vệ sinh, ban công thế nào?
Các khu vực sàn vệ sinh, ban công có thiết kế hạ cốt 30-50mm, đáy sàn vẫn phẳng. Khu hạ cốt sẽ được xử lý đặt hộp xốp có chiều dày mỏng hơn sàn bên ngoài 1 cấp, tương ứng bê tông lớp trên sẽ dày hơn để tạo khả năng chống thấm tốt hơn.
23. Việc khoan cắt, bắt ty treo có đụng vào xốp không? Sàn có treo được vật nặng được không?
- Tấm sàn S-VRO có sườn đặc bao quanh khối hộp xốp vuông, vùng bê tông mặt dưới sàn có chiều dày từ 60-80mm. Do đó việc khoan cắt, bắt ty treo hệ thống ống kỹ thuật vào vùng bê tông mặt dưới sàn không gây ảnh hưởng khả năng chịu lực của sàn và của ty treo.
- Sàn có thể khoan treo đồ như sàn thông thường, có thể treo được các vật nặng như điều hòa âm trần, đường ống cứu hỏa…
24. Sàn VRO thi công xong có khoan, cắt đục sàn được không, có ảnh hưởng kết cấu không?
Sàn VRO thi công xong có thể khoan rút lõi, đục sàn…; nếu cần đục lỗ lớn (VD: thang bộ, thang máy…) thì cần đục rộng ra và làm dầm bo xung quanh để bo lỗ và chống xé (VRO sẽ hỗ trợ thiết kế phần này).
25. Thời gian thi công của sàn phẳng VRO so với sàn truyền thống
Sàn phẳng VRO giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu nhân công chế tạo trong các khâu: lắp dựng cốp pha, gia công và lắp đặt cốt thép, hoàn thiện trần, lắp đặt hệ thống M&E … đây là ưu điểm rất lớn của giải pháp sàn phẳng so với sàn dầm truyền thống.
26. Tấm sàn S-VRO được sản xuất thế nào? Đã có nhà máy lắp ráp chưa?
- Tấm sàn S-VRO được sản xuất sẵn tại nhà máy nên giảm được thời gian lắp đặt tại hiện trường rút ngắn tiến độ, giảm chi phí nhân công…
- Giá thành cạnh tranh do 100% các khâu từ thiết kế đến sản xuất chế tạo được thực hiện trong nước.
- Hiện nay, VRO có hệ thống 10 nhà máy trải dài tại 3 miền, đảm bảo khả năng cung ứng số lượng lớn tới mọi địa bàn trong cả nước.
27. Biện pháp tập kết vật tư đến công trường như thế nào? Vận chuyển 1 lần hay nhiều lần? (đối với dự án)
Panel được làm thành tấm tại xưởng rồi vận chuyển đến chân công trình bằng xe 3-8 tấn. Đối với dự án lớn có thể vận chuyển khung thép và xốp riêng, đến chân công trình mới gia công thành tấm (thợ VRO gia công).
Chi phí trong thi công sàn phẳng VRO
28. Sàn VRO có “đắt” không? Tuổi thọ của sàn VRO so với sàn truyền thống như thế nào?
- Sàn VRO tiết kiệm nhân công, giảm công đoạn thi công và cốt thép hơn sàn truyền thống; nên dù có phát sinh thêm chi phí công nghệ thì tổng thể chi phí vẫn tương đương hoặc thấp hơn so với sàn truyền thống.
- Tuổi thọ sàn VRO tương đương với sàn truyền thống, VRO có thể cam kết trong hợp đồng tuổi thọ công trình tối thiểu là 50 năm (Ngoại trừ trường hợp công trình gặp phải tác động quá lớn của ngoại cảnh như bom đạn, sóng thần…)
29. Sàn này có bị bán giá độc quyền không?
Sàn VRO là sản phẩm do VRO độc quyền sáng chế, tuy nhiên giá sản phẩm rất phải chăng, phù hợp với bài toán kinh tế trong xây dựng.
30. Sàn VRO chi phí như thế nào? Tấm panel VRO gồm những gì? Giá đã bao gồm nhân công chưa?
- Đơn giá Sàn VRO dự kiến bao gồm:
+ 250.000 – 350.000 đ/m2 : sản phẩm VRO (*)
+ 700.000 – 1.100.000 đ/m2 : thép +bê tông + cốp pha
Tổng đơn giá dự kiến: 950.000 – 1.450.000 đ/m2 sàn
- Ghi chú:
+ Đơn giá sàn sẽ thay đổi tùy theo khẩu độ và quy mô. + Đơn giá đã bao gồm nhân công lắp đặt, chưa bao gồm nhân công thi công.
- (*) Sản phẩm VRO gồm: Tấm panel S-VRO (bao gồm: hộp xốp, thép ziczac chống cắt, thép lớp trên và con kê bê tông), thép chống nổi, chống bềnh và con kê bê tông kê thép sàn lớp dưới.
31. Cách tính chi phí vận chuyển như thế nào?
- Chi phí vận chuyển tính theo loại xe (3-5-8 tấn), số chuyến và khoảng cách vận chuyển.
- Hiện tại VRO có hệ thống 10 nhà máy tại Ba Vì, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng và Sài Gòn.
- Nếu chủ đầu tư có xe có thể tự vận chuyển.
32. Tại sao sàn VRO đắt thế? Sàn hộp nhựa (hoặc sàn bóng) người ta bán rẻ hơn nhiều?
- Tại vì panel của VRO có cả thép chống cắt, thép lưới lớp trên nên đơn giá sản phẩm sẽ cao hơn các bên khác (Chi phí panel gồm: tiền thép và phí gia công).
- Các bên khác chỉ cung cấp mỗi hộp nhựa hay quả bóng, thoạt nhìn đơn giá công nghệ thì rẻ hơn nhưng thực tế phần thép chủ nhà phải mua sẽ nhiều hơn, cần thêm thời gian, chi phí gia công và lắp đặt nên thi công tại công trường sẽ lâu hơn. Độ chính xác sẽ kém hơn so với chế tạo tại nhà máy.
Tóm lại, nếu cùng chiều dày sàn thì VRO không đắt hơn sàn hộp hay sàn bóng, nhưng ưu thế về công nghệ thì sàn VRO sẽ vượt trội hơn.
Sử dụng sàn phẳng VRO
33. Xốp VRO có bền không? Trải qua thời gian thì xốp trong bê tông có bị teo lại không?
- Xốp trong panel S-VRO là xốp EPS chịu lực nén tốt, không vỡ, cũng không tự bị teo lại. Lúc đổ bê tông lực đầm rất lớn nhưng xốp vẫn không vấn đề nên có thể yên tâm khi đưa vào sử dụng.
- Mặt khác xốp đóng vai trò là cốp pha trong, không tham gia vào chịu lực nên khi bê tông trong sàn đã định hình và đạt cường độ thì không lo lắng việc xốp bị co lại.
34. Sàn này gặp hỏa hoạn thì như thế nào?
- Xốp trong panel S-VRO là xốp EPS không bắt lửa, không cháy lan (có chứng chỉ đi kèm)
- Mặt khác xốp đóng vai trò là cốp pha trong, không tham gia vào chịu lực nên khi bê tông trong sàn đã định hình và đạt cường độ thì không lo lắng việc xốp bị co lại do hỏa hoạn hay thời tiết.
Dịch vụ của VRO Group
35. Sàn VRO cung cấp ở những khu vực nào?
Với hệ thống 10 nhà máy, trải dài tại 3 miền, VRO cung cấp sản phẩm trên toàn quốc, vận chuyển tới tận chân công trình.
36. VRO Group thiết kế và thi công trọn gói? Hay chỉ bán sản phẩm?
VRO không thi công trọn gói mà chỉ bán sản phẩm, có kỹ thuật hướng dẫn, giám sát tại công trình và chịu trách nhiệm pháp lý về hồ sơ thiết kế kết cấu.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Nếu bạn còn những câu hỏi cần giải đáp hoặc muốn tư vấn cho công trình, vui lòng liên hệ với chúng tôi!
Click here