Sàn bóng (BubbleDeck) là một trong những phương án thi công sàn bê tông hiện nay được nhiều người biết đến.Hãy cùng VRO Group tìm hiểu về công nghệ này trong bài viết sau.
I. Sàn bóng là gì?
Sàn bong bóng là một trong những thiết kế thuộc nhóm giải pháp sàn rỗng nhằm giảm trọng lượng của bản sàn. Loại sàn này có tên khác là BubbleDeck. Là loại sàn phẳng, sử dụng hệ thống bóng nhựa kết hợp với lưới thép thay cho loại sàn truyền thống sử dụng bê tông hoàn toàn.
Sàn bóng vượt nhịp được phát minh từ năm 1993 bởi Jorgen Breuning – vị giáo sư đến từ Đan Mạch. Đến năm 2017, công nghệ chế tạo sàn bóng đã được chuyển giao tới Việt Nam. Khi đó công nghệ cũng dần dẫn được chuyển giao đến 30 quốc gia trên thế giới. Sàn bóng BubbleDeck đã được chú ý nhiều hơn và đang được sử dụng trong một số loại công trình nhất định.
Sàn bóng vượt nhịp – Cấu tạo chi tiết
Sàn bóng được hình thành trên hệ thống lưới thép trên dưới kết nối với nhau qua các bóng dẹt nằm ở giữa. Bằng cách phối hợp tiết diện giảm vùng bê tông trung hòa thì kết cấu có sơ đồ chịu lực tối ưu nhất. Nhờ cấu tạo đặc biệt, loại sàn này có khả năng giảm thiểu tối đa 15% lượng bê tông so với công trình thông thường.
Sàn bóng không dầm có cấu tạo cơ bản gồm:
- Lưới thép
- Bóng BubbleDeck
- Bê tông.
1. Lưới thép
Lưới thép là thành phần quan trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực kéo của sàn bóng. Thiết kế 2 hệ lưới thép trên và dưới, hai mặt lưới này khi kết nối với nhau giúp cố định các quả bóng nằm dẹt ở giữa:
- Lớp thép chịu lực trên
- Lớp thép lót cố định bên dưới.
Các móc C được sử dụng để kẹp và tì sát vào quả bóng kết hợp với lớp lưới thép gia cường giúp bóng được cố định, không bị di chuyển trong quá trình đổ bê tông. Hệ thống lưới thép còn định hình chính xác thể tích rỗng, tạo ra một mặt sàn hoàn chỉnh. Nhờ lưới thép trên và dưới mà tối ưu hóa khả năng chịu lực uốn và lực cắt trên bề mặt sàn.
2. Bóng BubbleDeck
Sàn bóng làm việc theo hai phương, sử dụng hệ bóng được làm từ nhựa tái chế. Bóng được thiết kế rỗng ở bên trong tạo ra các mặt sàn có độ rỗng cao. Từ đó, giúp cách âm, cách nhiệt cực tốt. Tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, do đó người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp sao cho phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.
Các quả bóng thiết kế ở giữa 2 tấm lưới thép sẽ chịu trách nhiệm giảm thiểu lượng bê tông không cần thiết đối với toàn bộ kết cấu, qua đó giảm trọng lượng công trình.
3. Bê tông
Xi măng pooclăng tiêu chuẩn, bê tông có mác từ 300-350 để tăng cường độ sàn giảm võng.
Sàn bóng không dầm – Ưu và nhược điểm
Nguyên lý tạo ra loại sàn này là tạo ra kết cấu rỗng ở vùng giữa là vùng ít tác dụng chịu lực nhất để làm giảm trọng lực cho sàn. Sàn bong bóng được các chủ đầu tư tin tưởng sử dụng nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật.
1. Ưu điểm
Sàn bóng không dầm sở hữu những ưu điểm nổi bật như:
- Chống cháy nổ tốt, có khả năng cách âm, cách nhiệt.
- Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm 25-35% giá thành chi phí xây dựng.
- Tiết kiệm nhiều thời gian xây dựng và lắp đặt.
- Thiết kế linh hoạt, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình. Có thể đặt vách ngăn tại mọi vị trí mà không lo bị vướng dầm. Đáp ứng yêu cầu của nhiều công trình
- Theo như nghiên cứu của các kỹ sư, sàn truyền thống cần 230kg bê tông/m³ thì sàn bóng chỉ cần 23kg nhựa tái chế để thay thế.
2. Nhược điểm
- Bóng có kết cấu tròn nên khó khăn trong việc định vị, khó khăn trong việc cố định tại lưới thép. Nếu không có biện pháp cố định chắc chắn bóng thì có nguy cơ gây nên hiện tượng đẩy nổi bóng, giảm khả năng chịu lực.
- Quá trình vận chuyển đến công trường khó khăn
- Nếu sử dụng các loại bóng kém chất lượng thì có thể bị vỡ trong quá trình ép, làm giảm tuổi thọ của hệ thống sàn.
- Những vị trí rỗng không được đổ đày bê tông thì hiệu quả của công trình sẽ bị giảm do bê tông và thép không tiếp xúc được với nhau.
3. Các tiêu chuẩn đảm bảo
Đầu tiên khi chọn công nghệ đổ sàn cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín, tránh những đơn vị không có kiến thức chuyên môn, không có kinh nghiệm thi công. Tuân thủ tuyệt đối các quy chuẩn, quy cách đổ do đội ngũ kỹ sư yêu cầu, có sự tính toán hợp lý để đảm bảo chất lượng cho công trình.
- Không nên dùng bơm tĩnh để đổ bê tông, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì nên chuẩn bị ván kê đường ống chắc chắn.
- Tại vị trí mạch ngừng thi công phải được ngăn bằng lưới thép với mắt lưới 10x10mm.
- Bê tông phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ sụt (16 ± 2), không được sử dụng nước đổ thêm vào để làm bê tông lỏng ra.
- Đảm bảo cây chống sử dụng cho 2 sàn kết tiếp, nếu phải tháo ván khuôn thì cần có chống điểm.
- Quy trình bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn sàn bong bóng tương tự như sàn bê tông cốt thép thông thường (Theo TCVN 4453-1995).
- Nên dùng bao tải dứa hoặc các tấm nilon sau khi đổ bê tông, sau đó có thể sử dụng lại để lên bề mặt che phủ và tưới nước.
- Khi tháo cốt pha cần đảm bảo không rung, lắc mạnh phần sàn mới đổ.
- Sau khi tháo cốt pha, yêu cầu sàn không võng, nếu có võng phải đạt trong mức tiêu chuẩn ≤1/250.
- Bề mặt bê tông trên và dưới không được có vết rạn nứt, nếu có thì vết rạn nứt cần ≤0,3mm.
Một số vấn đề thường gặp khi thi công sàn bóng
Trong quá trình thi công sàn bóng không dầm, nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng có thể xảy ra các sự cố. Những sự cố này là gì? Các vấn đề này có ảnh hưởng như thế nào? Cách khắc phục ra sao? VRO Group sẽ chia sẻ với bạn ngay sau đây.
1. Đẩy nổi
Đẩy nổi là hiện tượng bóng không được cố định và nổi lên trong quá trình đổ bê tông dẫn đến chiều dày lớp dưới của sàn tăng lên, chiều dày lớp trên mỏng hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng.
a, Nguyên nhân
Hiện tượng đẩy nổi có thể xuất hiện trên sàn bóng vượt nhịp do một vài nguyên nhân như:
- Sử dụng những loại thép không đủ tiêu chuẩn để tiến hành cố định bóng.
- Bóng bị xô lệch do tốc độ bơm bê tông lớp đầu tiên quá nhanh.
- Không chia thành hai lần đổ bê tông mà tiến hành đổ bê tông ngập bóng trong một lần.
- Quá trình đầm bê tông không đảm bảo đúng kỹ thuật, đầm non tay hoặc đầm ẩu dẫn đến tình trạng đẩy nổi.
- Bê tông lần thứ 2 được đầm quá kỹ khiến cho áp lực đè nặng vào bóng khiến bóng bị nổi lên bề mặt.
- Khoảng cách chờ giữa hai lần đổ bê tông không đúng quy định, lớp đầu tiên vẫn chưa chắc chắn, chưa có khả năng giữ bóng ổn định.
b, Khắc phục
- Trước khi đổ bê tông cần cố định bóng bằng những loại thép đạt chất lượng.
- Gia cố, kiểm tra khuôn ván, vị trí bóng cẩn thận trước khi đổ bê tông.
- Tuân thủ từng bước theo hướng dẫn của kỹ sư để chất lượng đạt mức cao nhất.
- Đợi lớp bê tông đầu tiên se lại, có sự chắc chắn để giữ bóng thì mới tiến hành đổ bê tông lần 2.
- Chú ý sử dụng ống bơm đúng quy định, đầm bê tông ở mức vừa đủ, không quá non tay cũng không quá già.
- Trong quá trình đổ bê tông mà nhìn thấy hiện tượng đẩy nổi thì cần chọc thủng bóng và nhồi bê tông vào vị trí quả bóng đó rồi đầm chặt tay.
2. Rỗ đáy
Rỗ đáy cũng là một trong các tình trạng thường gặp nếu như không thi công sàn bóng cẩn thận.
a, Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rỗ đáy có thể như sau:
- Độ sụt của bê tông cần đạt khoảng 16 ± 2cm. Quá trình đầm bê tông không thể lấp đầy các khe kẽ của chân bóng do bê tông khô tạo nên độ sụt quá thấp.
- Một vài vị trí không được lấp đầy bằng bê tông gây ra các lỗ rỗng do đầm bê tông không đầu hoặc không đủ tại những vị trí đó.
- Lắp đặt thép không đúng tiêu chuẩn khiến bê tông không thể chèn qua và lấp đầy cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rỗ đáy.
b, Khắc phục
- Thực hiện cẩn thận các hướng dẫn theo quy trình chuẩn được các kỹ sư tư vấn.
- Lắp đặt các dây thép theo yêu cầu, quan trọng nhất là khoảng cách giữa các thanh để bê tông có thể chèn qua.
- Đầm cẩn thận ở mọi vị trí, cố gắng không bỏ sót bất cứ vị trí nào.
- Sau khi dỡ cốp pha nếu xuất hiện các vết rỗ thì đục hết các hạt rỗ nhô lên. Rửa sạch toàn bộ bề mặt rồi dùng bê tông mới lấp đầy vào các lỗ hổng, tập trung miết và đầm kỹ để tránh tình trạng lại tái diễn.
3. Nứt bê tông đáy sàn
Nứt bê tông đấy sàn là một trong ba sự cố thường thấy khi đổ bê tông cho mặt sàn. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sàn về sau.
a, Nguyên nhân
- Các loại phụ gia sử dụng trong bê tông không đúng chuẩn quy định.
- Tháo cốp pha sớm khi bê tông chưa đạt tới cường độ cần thiết hoặc tháo cốp pha tầng dưới quá sớm khiến cho trọng tải của công trình cũng bị giảm đáng kể.
- Tỷ lệ cốt pha không đảm bảo, nước trộn bê tông không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến mất nước xi măng. Thời gian cấp bê tông bị gián đoạn hoặc không điều khiển độ dày đồng đều khiến bê tông bị phân tầng, khô cứng và rạn nứt.
- Số lượng thép sử dụng quá ít, vị trí quá thưa. Bản rộng hoặc buộc nối không chắc chắn cũng dễ dẫn đến sự cố rạn nứt đáy bê tông.
- Quy trình bảo dưỡng bê tông không diễn ra đúng quy chuẩn cũng khiến bê tông bị nứt đáy.
b, Khắc phục
Tình trạng nứt đáy có thể không xảy ra hoặc khắc phục khi bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Hạn chế sử dụng các loại hóa chất, phụ gia hỗ trợ quá trình đông cứng nhanh.
- Sử dụng bê tông đạt chuẩn, xi măng cũng cần trộn với nước theo yêu cầu, không quá khô cũng không quá cứng.
- Đối với các vết nứt có rộng từ 0.15mm ÷ 1,0mm, có thể dùng xi lanh bơm với áp lực thấp, đưa keo Epoxy chảy ở dạng thẩm thấu chậm vào từng vết nứt để tiến hành lấp đầy.
- Đối với các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5mm, sử dụng máy bơm áp lực cao để đưa keo Epoxy vào. Sau đó, tiến hành lấp đầy các vết nứt bằng loại keo này.
- Keo Epoxy có tác dụng kết dính hai mặt nứt lại với nhau, tăng khả năng chịu lực và chống oxy hóa. Đồng thời, keo này cũng ngăn rò rỉ nước và chống thấm rất tốt.
II. Sàn phẳng không dầm lõi xốp VRO
1. Sàn VRO là gì, ưu, nhược điểm?
Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO) hay sàn xốp VRO được tạo rỗng bằng các khối xốp chống cháy EPS dạng khối vuông được định vị chắc chắn bằng các khung thép không gian. Sau khi đổ bê tông sẽ tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I giao thoa đồng mức với hai lớp sàn trên và dưới cùng chịu lực thông qua hệ thanh ziczac hình sin nối hai lớp thép trên dưới với nhau.
- Giảm chiều cao từng tầng, tiết kiệm vật liệu và năng lượng
- Tăng được số tầng, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả sử dụng công trình
- Sàn vượt nhịp lớn tới 20m
- Cốp pha đơn giản, thi công nhanh, gọn gàng
- Sàn xốp VRO giúp giảm khối lượng công tác hiện trường
- Tăng khả năng chịu lực
- Sử dụng vật liệu không nung thân thiện môi trường
- Không cần trần giả, cách âm, cách nhiệt rất tốt
- Giảm khối lượng hoàn thiện
- Sản xuất theo đúng quy trình, quản lý chất lượng chặt chẽ
- Vật liệu đầu vào có xuất sứ rõ ràng, chứng nhận nguồn gốc ….
- Tối ưu không gian kiến trúc
Tìm hiểu thêm về công nghệ sàn phẳng không dầm VRO tại: Sàn phẳng không dầm lõi xốp (S-VRO)
Tham khảo thêm video thực tế thi công công trình sàn phẳng của VRO:
2. So sánh sàn bóng và sàn xốp VRO
Tiêu chí | Sàn VRO | Sàn bóng |
Đặc điểm | VRO Group sở hữu bằng sáng chế và độc quyền công nghệ Sàn phẳng không dầm lõi xốp S-VRO | Được phát minh tại Đan Mạch. Ra đời từ lâu nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực tế |
Quá trình thi công | Hộp xốp có khả năng đứng yên một chỗ, chỉ cần sử dụng sợi thép đơn là có thể cố dịnh một cách dễ dàng | Trái bóng gây khó khăn trong việc định vị khiến đầm bê tông bị dịch chuyển làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của toàn hệ sàn |
Cấu tạo | Hộp xốp vuông vắn, bê tông dễ dàng bao phủ toàn bộ các mặt của hộp nên tạo sự liên kết tốt đa giữa hộp xốp và bê tông | Phần cốt thép được lắp đặt tì trực tiếp lên quả bóng khiến cho bê tông không thể bao bọc hết các mặt bóng, làm giảm khả năng liên kết giữa bóng và bê tông |
Độ an toàn | Sử dụng thêm các C móc kết hợp cùng với ty neo ghim chặt vào ván khuôn sàn để chống các sự cố | Tại vị trí sườn giáp 2 bóng khá mỏng nên dễ bị tập trung ứng suất gây nên tình trạng vỡ bóng bên trong và dẫn đến tình trạng võng sàn |
Độ bền | Các hệ dầm đủ kích thước cấu tạo và có đủ các cốt thép chịu cắt dạng đai hoặc dạng ziczac hình sin tạo nên kết cấu vững chắc | Sử dụng bóng kém chất lượng dễ bị vỡ khi thi công và ảnh hưởng đến độ bền sau này |
Vận chuyển | Hộp xốp hình chậu vuông, dễ dàng sắp xếp và vận chuyển | Khó vận chuyển vì bóng dễ xô lệch, khó cố định |
Chi phí | Chi phí giảm đáng kể do công nghệ đơn giản và dễ dàng thi công | Chi phí tăng đáng kể bởi phần khung thép cố định số bóng có cấu tạo cồng kềnh |
Chất lượng | Sàn xốp có sơ đồ tính toán thông minh và được quy định trong tiêu chuẩn rõ ràng | Tiết diện thay đổi liên tục gây ảnh hưởng tới chất lượng của sàn |
Giới thiệu về VRO Group và công nghệ sàn xốp VRO
Công ty Cổ phần Xây dựng VRO được thành lập và hoạt động từ ngày 16/11/2005. Bộ máy nhân sự phần lớn từ đội ngũ Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư là giảng viên của trường Đại học Xây dựng với nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn và xây dựng công trình. Qua hơn 15 năm không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển, với hàng nghìn dự án, công trình đã triển khai thành công. Đến nay VRO tiếp tục là lựa chọn tin cậy của khách hàng trong việc cung cấp các giải pháp về công nghệ.
Đặc biệt về lĩnh vực tư vấn thiết kế – thiết kế kết cấu; thi công xây dựng; nghiên cứu phát triển công nghệ và vật liệu mới phục vụ cho ngành xây dựng tiêu biểu là Sàn Phẳng lõi xốp S-VRO và Gạch GL VRO với công năng chống thấm, chống nóng, chống ồn tối ưu (Gạch lõi xốp Smart G-VRO), và các sản phẩm khác…
Sàn xốp VRO là một trong những giải pháp sàn nhẹ đang cực kỳ thịnh hành trên thị trường. Công nghệ này các chuyên gia đánh giá cao về tính năng cũng như tối ưu chi phí cho chủ đầu tư.
Hy vọng các thông tin hữu ích về sàn bóng giúp các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với VRO Group để được tư vấn về sàn xốp VRO.
Tham khảo thêm một số dự án thi công công trình sàn phẳng của VRO tại:
» Hoàn thiện công trình sàn xốp 9 tầng tại Tứ Hiệp Thanh Trì