Nền móng là gì? Làm thế nào để gia cố nền móng? || VRO

Nền móng là gì? Làm thế nào để gia cố nền móng? Trong bài viết này VRO Group xin giải đáp các thắc mắc của quý vị kiến thức về nền móng và cách để tăng sự chắc chắn và khả năng chịu lực của chúng.

Nền móng là gì?

Nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như: các tòa nhà, cầu, đập nước. Nền móng đảm nhiệm chức năng chịu lực của toàn bộ công trình đè xuống, đảm bảo sao cho nền không bị lún, nứt,… Công trình càng lớn, nền móng càng cần được chôn sâu và chắc dưới lòng đất.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong thi công xây dựng. Bạn muốn một ngôi nhà đẹp, vững chãi thì đầu tiện cần phải làm móng thật chắc chắn, đảm bảo an toàn. Dù là nhỏ ở dân sinh hay các tòa cao ốc quy mô lớn, xây móng càng chắc chắn, chất lượng công trình và độ an toàn càng được đảm bảo.

Nền móng là gì

Nền móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng

Phân loại nền móng

Để thuận tiện hơn trong việc thi công xây dựng, người ta đã phân chúng thành các loại dựa các các yếu tố như: trọng tải, số tầng, loại đất nơi xây dựng của công trình,… Cụ thể như sau:

Phân loại nền

Nền là chiều dày của lớp đất, đá nằm bên dưới móng, có tác dụng thu tải trọng của toàn bộ công trình. Sau đó, nền sẽ giúp phân tán trọng lực này ra xung quanh, bên trên nền. Có hai loại nền, gồm:

  • Nền thiên nhiên: Đây là loại đất nền có kết cấu tự nhiên, nằm sát ngay chân móng và có khả năng chịu trực tiếp trọng tải công trình do móng truyền sang. Vì là nền tự nhiên nên khi xây dựng không cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện.
  • Nền nhân tạo: Là lớp đất đá bên dưới nền, không có khả năng chịu lực với các kết cấu tự nhiên nên cần nâng cao khả năng chịu trọng lực của nền. Chúng ta có thế sử dụng phương pháp đệm thêm vật liệu rời, gia tải, tăng độ thoát nước,…

Phân loại móng nhà

Móng là bộ phận bên dưới của công trình, có tác dụng liên kết với cột, tường để có chịu lực. Phần này sẽ thu tải trọng từ công trình để truyền và phân tán xuống nền. Khi thi công cần đảm bảo mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang (không có độ dốc).

Phân loại móng nhà

Móng là bộ phận bên dưới của công trình, có tác dụng chịu lực trực tiếp từ công trình

Kết cấu của bộ phận này khá là phức tạp, khi thi công cần trải qua nhiều bước. Dựa vào số liệu thực tế về số tầng, loại đất xây dựng để lựa chọn loại móng khác nhau. Móng được phân loại như sau:

  • Phân loại theo vật liệu làm móng: Móng gạch, móng làm bằng đá hộc, móng gỗ, móng bê tông cốt thép,…
  • Phân loại theo cấu tạo gồm có móng nông, móng sâu: Móng băng, móng bè, móng cọc, móng băng…

Các bước xây nền móng theo quy chuẩn

Để xây dựng được nền móng chắc chắn, đạt chuẩn, khi thi công cẩn tuân thủ theo đúng các bước sau:

Khảo sát địa chất nền móng

Nền móng là gì? Tại sao cần phải khảo sát? Đây là một bước cơ bản nhưng khảo sát nền móng lại là một công việc vô cùng quan trọng đối với chất lượng công trình. Bởi nền móng chịu ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến từ chất lượng địa chất. Với mỗi một chất đất khác nhau sẽ phải áp dụng các tính toán và thi công khác so với đất bằng, đất thịt, đất đá,… Qua việc làm này sẽ giúp có thể xác định được chất lượng đất, để tính toán và xây dựng nền móng chuẩn.

Thiết kế nền móng

Sử dụng tường trong đất là một trong những thiết nền móng chắc chắn, được ưa chuộng lựa chọn thiết kế nhất hiện nay. Bởi, thiết kế này tạo ra cấu trúc vô cùng kiên cố, có thể nói là vĩnh cửu, cho khả năng chịu tải và chịu lực rất lớn.

Các bước xây nền móng theo quy chuẩn

Thiết kế móng nhà chi tiết sẽ giúp đảm bảo sự chắc chắn và an toàn của công trình

Cụ thể thiết kế nền móng này như sau: Tường trong đất là cấu trúc bê tông cốt thép, có  độ dày từ 60cm- 1,5m tùy theo cụ thể yêu cầu, độ sâu. Bình thường, các tòa nhà cao tầng sử dụng nền móng cọc nhồi. Đường kính cọc phổ biến có kích thước từ 0,8m- 1,4m hoặc sử dụng loại cọc 1m- 1,2m.

Nền móng là gì? Thi công xây dựng nền móng ra sao?

Khâu thi công nền móng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Khi thi công cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra phương án cụ thể để đánh giá khả năng triển khai. Quá trình thi công cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Các chi tiết trong bản vẽ cần tính toán chính xác để đảm bảo an toàn.

Phương pháp gia cố nền móng

Tình trạng nền móng không đảm bảo chắc chắn, khả năng chịu lực cho toàn bộ công trình thì cần tiến hành gia cố. Đây là biện pháp sửa chữa, khắc phục và cải thiện khả năng chịu lực của nền móng. Việc làm này có thể bao gồm việc lắp đặt các gối đỡ tạm thời hoặc vĩnh viễn vào kết cấu móng hiện có.

Phương pháp gia cố nền móng

Khi nền móng không đảm bảo cần gia cố thêm để tăng độ chắc chắn

Hiện nay có 6 phương pháp gia cố nền móng như sau:

  • Gia cố bằng cách đổ bê tông khối dưới móng (phương pháp đào hố).
  • Gia cố bằng dầm gánh.
  • Gia cố bằng dầm và móng trụ.
  • Gia cố bằng cọc kích thước nhỏ.
  • Gia cố bằng cọc.
  • Gia tải trước.

Trên đây là những thông tin hữu ích, chúng tôi đã đi phân tích và giải thích nền móng là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ ngay VRO Group để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *