Móng kim cương trong xây dựng là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết nhất

Móng kim cương là gì? Cấu tạo ra sao, có ưu điểm gì nổi bật và chi phí như thế nào? Dạng móng này ứng dụng trong xây dựng có tải trọng bao nhiêu? Hãy cùng VRO Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Móng kim cương là gì?

Móng kim cương (tên tiếng Anh: Diamond Pier) hay có tên gọi khác là “móng rễ cây”, một loại móng hiện đại, được thiết kế để thi công nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt phù hợp với các công trình có tải trọng nhẹ đến trung bình. Loại móng này bao gồm một khối bê tông đúc sẵn có hình dạng đặc biệt, thường là hình thoi hoặc hình kim cương, với các lỗ để cắm cọc thép xiên vào đất (chéo như chùm rễ cây), tạo thành một hệ thống móng chắc chắn và ổn định.

Móng kim cương là gì trong xây dựng

Móng kim cương áp dụng cho hầu hết các loại đất như đất sét pha, đất thịt cứng, không lún yếu (trừ đá cứng liền khối). Nếu đất yếu hơn, cần tăng chiều dài hoặc số lượng cọc để bù tải. Các kỹ sư VRO cho biết thêm, móng có tải trọng phá hủy ~8 tấn, trọng tải sử dụng ~3,6 tấn/móng.

Cấu tạo chi tiết của móng kim cương trong xây dựng

Chi tiết hơn về phần cấu tạo, móng kim cương là một hệ móng dạng bán lắp ghép, gồm hai phần chính:

  • Đài móng (khối bê tông đúc sẵn hình kim cương).
  • Hệ cọc thép xiên (cọc neo chịu tải và liên kết với đất).

Toàn bộ hệ móng được lắp đặt mà không cần đào móng truyền thống, rất nhanh và hiệu quả.

Đài móng (Pier Cap – Khối bê tông đúc sẵn)

Kích thước thông dụng:

  • Chiều cao: 300 – 500mm
  • Đường kính đáy: 400 – 600mm
Đặc điểm Chi tiết
Vật liệu Bê tông đúc sẵn cường độ cao (Mác 300 trở lên), có thể thêm phụ gia chống thấm.
Hình dạng Dạng kim cương hoặc hình chóp cụt lật ngược, có các lỗ nghiêng để gắn cọc.
Số lượng lỗ cắm cọc Thường 3 – 5 lỗ, tùy vào cấu hình móng và tải trọng yêu cầu.
Chức năng Phân bổ tải trọng từ kết cấu trên xuống các cọc xiên.

Đài móng kim cương

Lưu ý: Trên đỉnh đài móng thường có lỗ neo hoặc bản mã, cho phép liên kết với cột, khung thép hoặc sàn gỗ.

Cọc thép xiên (Anchoring Steel Pins)

Tác dụng đặc biệt của cọc xiên là tăng khả năng chống lật và chịu lực ngang, phân phối lực đồng đều nhờ các cọc hướng ra nhiều phương, tạo hiệu ứng “neo đất” rất hiệu quả mà không cần móng sâu.

Đặc điểm

Chi tiết

Vật liệu Ống thép cao cấp, mạ kẽm chống gỉ, đường kính từ D32 – D60.
Chiều dài cọc Tùy loại đất và tải trọng thường từ 1.2m – 2.4m/cọc.
Góc đóng cọc Khoảng 30 – 45° so với phương đứng, xiên chéo ra ngoài.
Số lượng cọc 3 – 5 cọc/cụm móng (phổ biến nhất là 4 cọc).
Cách liên kết Cọc được đóng xuyên qua các lỗ của đài móng và chôn sâu vào nền đất.
Khả năng chịu lực Trung bình 1 cọc chịu 0.7 – 1.2 tấn tải trọng tùy cấu hình.

Cọc thép xiên móng kim cương

Hệ liên kết với kết cấu bên trên

– Bản mã/tấm đế thép: Hàn cố định trên đỉnh đài móng, cho phép bắt bu lông hoặc hàn khung cột.

– Bulong nở/thanh ren: Dùng để cố định khung thép, cột nhà tiền chế, chân trụ đèn, trụ năng lượng…

– Lớp đệm/cao su chịu lực (nếu có): Giảm rung chấn, phân bố lực đều tại điểm tiếp xúc.

Nguyên lý hoạt động kết cấu móng kim cương

Móng kim cương hoạt động theo nguyên lý phân tải và neo đất, cụ thể:

  • Tải trọng từ kết cấu trên công trình (sàn, cột…) truyền vào đài móng bê tông.
  • Đài móng bê tông phân phối tải xuống các cọc thép xiên, mỗi cọc chịu một phần lực giúp giảm áp lực trên một điểm duy nhất.
  • Cọc xiên chôn sâu trong đất tạo lực ma sát và lực neo giữ móng cố định và ổn định. Do bố trí cọc theo nhiều hướng xiên ra ngoài, móng có khả năng chống lật và giúp móng chống lại lực ngang, mô men xoay (rất quan trọng ở những nơi gió mạnh hoặc đất yếu).
  • Tổng thể tạo nên một “chân đế phân tán lực” vững chắc, gọn nhẹ và thi công nhanh chóng.

Thi công móng kim cương

Ưu điểm vượt trội của cấu tạo móng kim cương

– Không cần đào móng: Giảm thi công nặng nề, đặc biệt trên nền đất yếu, địa hình phức tạp.

– Không phụ thuộc vào máy móc lớn: Thi công thủ công với máy đóng cọc cầm tay, dễ triển khai ở vùng xa.

– Tháo lắp được: Phù hợp với nhà tạm, nhà lắp ghép hoặc công trình có tính di động.

– Ít ảnh hưởng môi trường: Không đào xới đất lớn, không phá vỡ hệ sinh thái tầng đất mặt.

– Tốc độ thi công nhanh: Chỉ cần vài giờ để hoàn thành 1 móng hoàn chỉnh cho công trình.

Giá thành móng kim cương hiện nay

Với các công trình quy mô nhỏ đến vừa, móng kim cương tiết kiệm hơn 20-30% tổng chi phí so với móng truyền thống. Lợi thế lớn nhất là rút ngắn thời gian thi công và giảm chi phí nhân công, máy móc.

Bảng giá thi công móng kim cương tham khảo và so sánh với móng truyền thống:

Hạng mục Móng bê tông cốt thép truyền thống Móng kim cương
Vật liệu Cát, đá, xi măng, sắt thép, coppha… Bê tông đúc sẵn + cọc xiên thép
Nhân công Cao, cần đào móng, cốt thép, đổ bê tông Thấp, chủ yếu lắp đặt, không cần đào móng
Thời gian thi công 3-7 ngày/móng 1-2 giờ/móng
Giá tổng thể ước tính/móng ~3.000.000 – 5.000.000 VNĐ ~2.000.000 – 3.500.000 VNĐ
Khả năng di dời Không Có thể tháo và di chuyển
Ảnh hưởng môi trường Cao (đào xới, xả thải) Rất thấp (thi công khô, không đào đất nhiều)

Lưu ý: Chi phí tham khảo, tùy vào số lượng cọc/móng, cọc xiên cũng như vận chuyển giá có thể chênh lệch.

Có thể thấy, móng kim cương là một giải pháp móng tiện lợi và thi công nhanh chóng, sở hữu khả năng chịu tải ấn tượng, thích ứng tốt với nhiều loại địa hình và nhu cầu xây dựng hiện đại. Nếu quý khách hàng đang quan tâm và cần thi công loại móng này, liên hệ ngay VRO Group để được tư vấn hỗ trợ và bào giá chi tiết nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *