Móng băng đang là phương pháp xây dựng được áp dụng phổ biến hiện nay. Để xây dựng một công trình kiên cố và vững vàng đi qua những giông bão thì phần móng là vô cùng quan trọng bởi “móng chắc thì nhà mới vững”. Trong các loại móng phổ biến hiện nay như móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… thì móng băng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả. Để tìm hiểu chi tiết, theo dõi ngay bài viết dưới đây của VRO Group bạn nhé!
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng có kết cấu một dải dài. Loại móng này có thể đặt độc lập hoặc giao nhau qua các mối nối thành hình chữ thập. Chức năng cơ bản của móng băng là chịu tải và đỡ các hàng cột, bờ tường trong quá trình xây dựng công trình.
Trong thực tế thì phương pháp xây dựng này được ứng dụng phổ biến hiện nay. Chúng được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng bởi giá thành hợp lý và độ lún đồng đều.
Hiện nay, trong thiết kế và thi công công trình xây dựng, móng băng chỉ thật sự phù hợp cho thi công nhà phố, biệt thự có khoảng 3 tầng trở lên.
Móng băng có cấu tạo như thế nào?
Về cấu tạo móng băng gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết thành một khối và dầm móng.
- Lớp bê tông lót móng dày 100mm
- Bản móng có kích thước phổ thông là (900-1200)x350 (mm).
- Dầm móng có kích thước phổ thông là 300x(500-700) (mm).
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu cơ bản bạn nên tham khảo bởi phải tùy vào địa hình của khu vực thi công, loại hình công trình mới có số liệu chính xác nhất.
Các loại móng băng trong xây dựng thực tế
Móng băng gồm 5 loại được chia theo tính chất, độ cứng và cấu tạo theo phương, cụ thể:
Trên phương diện tính chất, độ cứng thì móng được chia làm 3 loại:
- Móng mềm
- Móng kết hợp
- Móng cứng
Trên phương hiệu cấu tạo theo phương hướng thì móng băng được chia làm 2 loại:
- Móng 1 phương: áp dụng khi dùng theo 1 phương duy nhất là theo chiều ngang hoặc chiều dọc giống như những đường thẳng song song. Về khoảng cách giữa các đường, sẽ men theo diện tích của ngôi nhà.
Móng băng 1 phương
- Móng 2 phương: là những đường thẳng giao nhau theo hình ô bàn cờ.
Móng băng 2 phương
Đặc điểm của móng băng
Là vật liệu được ưa chuộng trên thị trường và có tính ứng dụng cao, ngoài những ưu điểm thì sản phẩm vẫn tồn tại một số hạn chế.
Ưu điểm
- Thi công công trình biệt thự, nhà phố có gara thì lựa chọn móng băng khá hợp lý vì chúng có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho chứa đồ.
- Có tác dụng chống lại các hiện tượng sụt lún và lún lệch giữa các cột.
- Nếu như phần tâm của tải trọng bên trên đặt trùng với tâm của móng thì đảm bảo rằng móng sẽ truyền tải đều phần tải trọng công trình cho hệ thống cọc bê tông ở phía dưới.
- Giảm được áp lực xuống đáy móng hiệu quả.
- Biện pháp thi công đơn giản và giúp tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm
- Móng băng hạn chế áp dụng cho những nơi có nhiều bùn đất hoặc bề mặt đất không ổn định.
- Ngoại trừ lớp đất gốc ở gần mặt đất thì các lớp đất ở phía trên có sức chịu trọng tải tương đối.
- Với những công trình có mực nước mặt nằm sâu phía bên dưới thì phương án thi công là khá phức tạp. Trong trường hợp này phải bắt buộc tăng chiều dài của cọc ván và cả công trình phụ trợ.
Cách tính khối lượng bê tông móng
Công thức tính khối lượng bê tông móng như sau:
- Hình lập phương của bê tông: VBT = số lượng toàn bộ kết cấu kiện x chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
- Với những kiện ở mức độ phức tạp hơn: VBT = diện tích của toàn bộ các mặt bằng kết cấu kiện x chiều cao kiện
Diện tích các mặt của cấu kiện nêu trên sẽ được chia theo các hình cụ thể và đơn giản để dễ tính toán với diện tích và tổng hợp lại.
Ví dụ: Cấu kiện bê tông có kích thước chiều cao là 1,6m. Mặt bằng hình chữ nhật là 1,2m – 2m; hình thang 2m – 1,4m; chiều cao 0,7m.
- Tính như sau: Vbt = ((1,2×2+(2+1,4)x0,7/2)) x 1,6 = 5,74 (m3)
Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống nhà
Công thức chung là tổng hợp các loại trọng tải của tĩnh tải, hoạt tải, mức gió, khả năng dư chấn động đất. Tuy nhiên cách tính tổ hợp này lại mất khá nhiều thời gian và công sức. Vì vậy khi đem áp dụng thực tế thì những kỹ sư sẽ có công thức tính nhanh đảm bảo được độ chính xác cũng như thời gian.
Ví dụ:
Giả sư tính móng băng M7 là khoảng 1m2 thì dầm trần có trọng lượng là 1,1T. Trên nền đất đang có mức cường độ là R=15T/m2. Từ đó sẽ tính được toàn bộ diện tích theo công thức N/R.
Sau đó chọn 2 điểm a,b của móng
N ở trên sơ đồ là: N=1,45 nhân 2,6 nhân 2 tầng nhân 1,1 = 8,3 T
Khi tính toán, hãy lấy khoảng 10T để tính
Cách tính khác như sau: lấy 1m2 sàn = 1T và có bao nhiêu tầng thì nhân lên với số lượng tầng, đối với trọng tải mái thì hãy lấy bằng 50% của trọng tải 1 sàn.
Quy trình thi công móng băng
Dưới đây là quy trình thi công tiêu chuẩn, gồm các bước như sau:
Bước 1: Giải phóng mặt bằng
Đây là bước đầu tiên và khá quan trọng, bạn cần máy móc để xử lý mặt bằng sao cho thật phẳng và thật sạch. Sau đó bạn cần chuẩn bị trang thiết bị, đồ bảo hộ lao động, nhân công… và một số vật liệu như cát vàng, xi măng, thép, đá để chuẩn bị tiến hành thi công.
Giải phóng mặt bằng trước khi thi công
Bước 2: San lấp mặt bằng
Người thợ sẽ san đất ở vị trí cao để lấp cho vị trí thấp theo bản vẽ của kiến trúc sư xây dựng. Thực hiện gồm 3 công đoạn như sau: định vị các trục công trình trên khu đất -> đào đất xung quanh trục đã định sẵn -> dọn sạch móng vữa vừa đào, hút nước nếu xuất hiện nhiều nước dưới hố móng.
San lấp mặt bằng
Bước 3: Chuẩn bị cốt thép
Khi tiến hành thi công thì cốt thép có thể đã được gia công ở nhà máy nhưng nền móng phải đảm bảo độ phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. Cụ thể:
- Bề mặt cốt thép phải thật sạch sẽ, không dính bùn đất, dầu mỡ hay vảy sắt.
- Các thanh thép có thể bị hẹp, bị giảm diện tích do các nguyên nhân khác cũng không được phép vượt quá giới hạn là 2%.
- Cốt thép phải được uốn và nắn thẳng.
Cốt thép phải đáp ứng được những tiêu chí như không bị han gỉ, đúng kích thước
Lưu ý khi gia công cốt thép:
- Công đoạn cắt phải được thực hiện bằng những phương pháp cơ học.
- Cốt thép phải được uốn và cắt đúng với bản vẽ thiết kế.
- Những mối hàn nối phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật hàn nối >=10d, buộc nối thì phải >=30d (d: đường kính của thép).
- Những đầu chờ phải được bảo vệ bằng túi nilon. Khi bắt đầu ghép cốp pha nên buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn.
Thi công móng băng nhà xưởng
Cốt thép móng băng trong xây dựng nhà phố
Cốt thép móng trong xây dựng nhà phố thường được lấp dựng trước khi lấp dựng cốp pha và đà giáo. Sau khi đã san lấp mặt bằng và dọn vệ sinh sẽ lớp lót móng và truyền tim cột xuống đáy hố móng rồi tiến hành đặt cốt thép móng băng. Trong trường hợp mặt bằng hố móng hẹp thì bạn nên hàn hoặc buộc cốt thép thành lưới rồi tiến hành hạ xuống hố móng.
Nếu mặt bằng hố móng đủ rộng lắp dựng cốt thép ngay ở trên hố móng. Đặt cốt thép chịu lực xuống phía dưới rồi mới đặt cốp thép phân bố lên trên và dùng thanh cữ ướm, buộc các mắt lưới. Những con kê lớp bè lồng vào để bảo vệ cốt thép, tùy thuộc theo mật độ cốt thép đặt cách nhau từ 150 – 200mm theo 2 phương.
Cốt thép móng băng trong xây dựng nhà khung
Móng băng dành cho nhà khung thì cần có thêm hệ dầm móng ngang và hệ dầm móng dọc. Vậy nên cần lắp dựng cốt thép móng ngang và móng dọc trước sau đó mới điều chỉnh tim móng theo 2 phương, bước liên kết chắc chắn các dầm với nhau. Đặt con kê lớp bê tông bảo vệ cốt thép xong mới tiến hành luồn thép cạnh ngắn, điều chỉnh sao cho đúng tim và vị trí rồi mới nối với thép dầm. Sau đó rải đều thép phân bố và buộc nó với thép chịu lực. Cuối cùng, đặt và định vị thép chờ cột.
Bước 4: Lắp ráp cốp pha
Đây là công tác quan trọng nhất khi thi công móng băng vì nó quyết định độ bền chắc của công trình. Bạn thi công như sau:
Đặt cốp pha theo lưới thép đã được định trước. Bên cạnh đó thì ván khuôn khi thi công đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Ván khuôn phải đáp ứng tiêu chuẩn như: vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng bởi trọng lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong suốt quá trình thi công.
- Trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông đảm bảo khôn bị chảy nước xi măng
- Cốp thép đúng với hình dáng và kích thước cấu kiện.
- cây chông được đảm bảo chất lượng và đúng quy cách, mặt độ cây chông cần tính toán cụ thể. Bên cạnh đó, gỗ phải được chống xuôi, chân đế được làm bằng gỗ và được cố định chắc chắn.
- Ván khuôn có thể làm bằng gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
Bước 5: Đổ bê tông
Đây là giai đoạn cuối cùng sau khi đặt cốt thép và cốp pha. Về kỹ thuật, nên đổ móng bê tông từ xa đến gần và không đứng trên thành cốt pha dù cho nó có cứng cáp đi chăng nữa. Công tác đổ bê tông phải đạt quy chuẩn xây dựng nhà ở, đảm bảo bê tông đổ đầy, chắc và không lẫn với rác.
Giá thi công móng băng
Dưới đây là chi phí làm móng nhà với diện tích 100m2, bạn có thể tham khảo để dự toán chi phí thi công công trình của mình.
STT | DIỆN TÍCH | ĐƠN GIÁ XÂY THÔ | LOẠI MÓNG NHÀ | CHI PHÍ LÀM MÓNG NHÀ |
1 | 100M2 | 3.000.000 | Móng băng 1 phương | 150.000.000 |
2 | 100M2 | 3.000.000 | Móng băng 2 phương | 210.000.000 |
3 | 100M2 | 3.000.000 | Móng cọc ép tải | 159.000.000 |
Lưu ý khi thi công
Sau khi xác định được ngôi nhà cũng như công trình phù hợp để làm móng băng, bạn cần tính toán kỹ lưỡng để chọn loại móng như móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp. Điều này sẽ phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng.
- Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì bạn thi công móng mềm với tác dụng là giảm chiều sâu khi đặt móng.
- Trường hợp 2: Nếu chiều sâu đặt móng nông thì dùng móng bê tông cốt thép.
- Trường hợp 3: Khi móng cần cường độ cao thì bạn nên dùng móng bê tông cốt thép.
- Đối với công trình có tầng hầm thì móng băng có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm. Bạn có thể thiết kế tường hầm nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất (tầng bán hầm). Như vậy, móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng >0.4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn của tầng hầm.
- Khi các cột hoặc tường theo cả 2 phương thì dải móng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng ở vị trí hồi nhà phải tốt hơn móng dọc nhà và móng tường ngăn. Như vậy, đáy móng sẽ phải được đặt ở cùng chiều sâu nên móng ở hồi nhà rộng hơn.
Bản vẽ thiết kế móng băng cơ bản
Vro tổng hợp một số bản vẽ mặt bằng móng băng để quý khách hàng tham khảo dưới đây:
Bản vẽ thiết kế móng băng nhà cấp 4
Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 2 tầng
Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 3 tầng
Hy vọng rằng với những thông tin về móng băng mà VRO Group chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang tìm hiểu về vấn đề này. Mọi nhu cầu thi công, tư vấn hoặc báo giá xin vui lòng liên hệ số hotline 086 604 55 77 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc.
Xem thêm: Tấm đa năng VRO ứng dụng cho hệ thống rãnh ngầm của công trình
Đọc thêm: Tìm hiểu thi công móng nhà (Hưng Yên)
Một số loại móng của VRO được sử dụng phổ biến
1. Móng ô cờ SM-VRO
2. Móng bè dạng hộp