Logia là gì? Chiêm ngưỡng 5+ ý tưởng thiết kế lô gia độc đáo

Nhiều người nhầm lẫn giữa logia và ban công bởi chúng nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên, 2 loại hình này lại có những đặc điểm riêng biệt về kết cấu, tính năng… Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Vro để biết thêm thông tin chi tiết.

Logia là gì

Logia là gì?

Logia có nghĩa là lô gia, tên tiếng Anh là Loggia. Trong kiến trúc xây dựng, đây chính là hàng lang ngoài. Tuy nhiên, nếu nhiều người chưa biết thì rất dễ nhầm lẫn giữa lô gia và ban công vì nếu nhìn qua thì chúng có kết cấu khá giống nhau. Để phân biệt 2 khái niệm này, bạn cần tìm hiểu về đặc tính của từng loại.

Lô gia là phần hành lang hướng ra ngoài nhưng khi xây dựng sẽ xây âm vào bên trong mặt bằng công trình. Ví dụ như bạn có thể tưởng tượng logia như một chiếc ngăn kéo, nếu bạn kéo ra thì nó là ban công còn nếu để nguyên thì nó chính là lô gia.

Mẫu lô gia đẹp

Mẫu lô gia đẹp

Chính vì vậy, lô gia được che chắn cẩn thận. Đứng từ bên trong lô gia nhìn ra ngoài thì bạn sẽ chỉ thấy được 1 hướng trước mặt, 2 hướng bên cạnh sẽ không quan sát được vì đều có tường xây che lại. Còn ở trên đầu thì được che lại bởi sàn nhà của tầng trên.

Phân loại lô gia gồm 2 loại chính là logia nghỉ ngơi và logia phục vụ. Nếu xây dựng lô gia nghỉ ngơi thì thường gắn liền với phòng sinh hoạt và phòng ngủ còn logia phục vụ thì gắn liền với nhà bếp và nhà vệ sinh.

Để đảm bảo an toàn khi thi công những công trình cao tầng, thì từ tầng 6 trở lên không được sử dụng ban công mà chỉ được phép xây dựng lô gia và lan can của lô gia không hở phần chân bên dưới, có chiều cao tối thiểu từ 1m2 trở lên.

Ban công là gì?

Ban công là phần ngoài hàng lang, nếu lô gia xây thụt vào bên trong thì ban công lại được xây vượt ra khỏi mặt bằng với kết cấu console. Ban công khi thi công sẽ tùy vào sở thích, nhu cầu của chủ đầu tư mà có mái he hoặc không có mái che.

Ban công là gì

Đặc điểm của ban công

Một đặc điểm của ban công là sự thông thoáng, đứng từ ban công nhìn ra bên ngoài có thể thấy được 2-3 hướng với tầm nhìn rộng. Trường hợp ban công nằm ở góc tường hoặc bị che bởi tường của nhà kế bên thì tầm nhìn sẽ hạn chế hơn.

So sánh lô gia và ban công

Để có thể phân biệt được 2 khái niệm trên một cách chi tiết, dễ hiểu, mời bạn tham khảo thông tin dưới đây:

  Logia Ban công
Vị trí Xây dựng bên trong công trình Xây nhô ra bên ngoài công trình
Tường che, mái che Có tường che chắn 2 bên và có mái che Không có tường 2 bên, có thể có hoặc không có mái che
Kết cấu sàn Giống như sàn nhà Kết cấu kiểu console
Công trình sử dụng Được xây dựng cho những công trình lớn như chung cư, nhà cao tầng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà phố… Được xây dựng cho biệt thự, chung cư, nhà phố, nhà phố hiện đại, nhà vườn thấp tầng.
Hướng nhìn Chỉ có một hướng nhìn ra phía đối diện Có hướng nhìn bao quát hơn, thoáng đãng hơn
Ảnh hưởng của thời tiết Nhờ có mái và tường che nên ít bị hắt nắng và mưa bão tạt vào Thường sẽ chịu ảnh hưởng của việc hắt nắng và tạt mưa nhiều

So sánh lô gia với ban công

So sánh lô gia với ban công

Các quy định khi thiết kế logia

Bộ xây dựng đã quy định về thiết kế và thi công lô gia như sau:

  • Đối với những công trình nhà cao tầng thì từ tầng 6 trở lên không được phép xây ban công mà chỉ được xây lô gia, phần lan can không được hở phần chân bên dưới và có chiều cao từ 1m2 trở lên để đảm bảo sự an toàn.
  • Lô gia và ban công nếu được xây bằng kính thì phải được bảo vệ từ vật cố định nhằm đảm bảo sự an toàn, chắc chắn.

Cần tuân thủ quy định khi thiết kế logia

Cần tuân thủ quy định khi thiết kế logia

  • Xây dựng logia sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi nắng gió như ban công nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy khi thiết kế lô gia cần đảm bảo những yếu tố sau:
  • Cấu tạo và kết cấu của mặt sàn có độ chịu lực tốt
  • Mặt sàn cần đáp ứng được công năng sử dụng
  • Nên sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt
  • Chú trọng và bảo đảm được vấn đề thoát nước, tránh tình trạng thấm nước, ẩm dột.

Hình ảnh một số thiết kế logia đẹp

Ngày nay, các kiến trúc sư đã tạo ra nhiều mẫu logia khác nhau với thiết kế độc đáo, nhiều tính năng mang đến một không gian vừa có thể nghỉ ngơi, học tập, làm việc cũng như phục vụ sinh hoạt. Bạn có thể chiêm ngưỡng một số thiết kế sau đây:

Thiết kế logia với tiểu cảnh

Nếu diện tích lô gia rộng rãi, bạn có thể thiết kế tiểu cảnh sân vườn để làm đẹp cho ngôi nhà như xây dựng hòn non bộ, bể cá, thác nước, trang trí cây xanh… Bạn sẽ có ngay một “khu vườn xanh mát” ngay trong khu đô thị tấp nập, ồn ã để hằng ngày được hít thở không khí trong lành cũng như lắng nghe tiếng nước chảy róc rách vui tai.

Thiết kế lô gia với tiểu cảnh

Thiết kế lô gia với tiểu cảnh

Thiết kế logia làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi

Rất nhiều người đã biến khu vực lô gia từ đơn giản, nhàm chán thành nơi nghỉ ngơi, thư giãn với cây xanh, thêm chiếc bàn uống nước, chiếc ghế hay đệm lười cùng những dây đèn led treo xung quanh khi về đêm. Hơn thế, nhiều người đã có ý tưởng biến lô gia thành quán cafe tại gia để có thể quây quần, chuyện trò bên những người thân yêu của mình sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi.

Thiết kế lô gia thành nơi thư giãn, nghỉ ngơi

Thiết kế lô gia thành nơi thư giãn, nghỉ ngơi

Thiết kế lô gia làm nơi phục vụ sinh hoạt

Bạn cũng có thể biến ngôi nhà của mình thành khu vực phục vụ sinh hoạt để giặt giũ, phơi đồ… trong trường hợp logia gắn liền với phòng tắm hoặc phòng bếp.

Lô gia trở thành nơi sinh hoạt

Lô gia trở thành nơi sinh hoạt

Trên đây là những thông tin về logia mà chúng tôi đã cung cấp, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc trong quá trình thi công nhà ở. Nếu cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ đến VRO Group để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ từ A->Z bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *