Đà kiềng là gì?
Đà kiềng là phần giằng cột chính trong công trình có nhiệm vụ nối các cột với nhau nhằm đảm bảo độ chắc chắn, nâng đỡ và chịu 1 phần lực cho cột. Đà kiềng thường đặt ở các vị trí chấn cột, cao hơn đài móng. Đây là phần quan trong kết hợp với cột để tạo nên phần khung vững chắc cho toàn bộ kết cấu ngôi nhà.
Vai trò của đà kiềng
Đà kiềng được coi là phần quan trọng giúp tăng khả năng chịu lực cho công trình của bạn. Kết cấu đà kiềng có những vai trò chính như sau:
- Đảm bảo chống lệch lún móng nhà, là điểm giúp nâng đỡ các bức tường của ngôi nhà.
- Là phần quan trọng chịu lực uốn cho căn nhà thông qua các cột. Đặc biệt với công trình có diện tích hẹp như nhà phố thì sử dụng móng cọc cừ tràm (bê tông cốt thép) xuất hiện độ lệch tâm lớn giữa cột và cọc thì cần thiết sử dụng.
- Sử dụng để định vị, đảm bảo bảo khoảng cách ổn định dưới các chân cột nhờ vậy các kết cấu khác như phần sàn, mái được cố định, tránh xê dịch hay bị thay đổi.
- Đà kiềng chịu ứng suất do các công trình gây ra cho toàn bộ công trình. không xảy ra các tình trạng lún lệch móng nhà.
- Chịu trọng tải cho tường, tránh tình trạng rạn nứt tương trong thời gian dài sử dụng, tránh việc phát sinh chi phí sửa chữa, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Vai trò của đà kiềng
Kích thước đà kiềng
Mỗi công trình sẽ có đặc thù và đặc điểm công trình khác nhau cũng như khả năng chịu tải riêng. Vì vậy các kích thước đà kiềng cũng được tính toán cụ thể chi tiết nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình. Cụ thể như sau:
- Móng đơn và móng băng: Độ cao mặt trên của đà kiềng thường thấp hơn nền sau khi hoàn thiện từ 7-10cm dành cho các lớp bê tông nền, vữa lót, gạch nền. Lưu ý không nên thi công mặt mặt đà kiềng thấp và xây gạch sẽ dẫn tới tình trạng bị ẩm, suy giảm chất lượng.
- Móng cọc càm trừ: Kích thước đà kiềng sẽ được các kỹ sư xây dựng tính toán cụ thể. Trong đó:
- Độ cao của đà kiềng ngang và dọc cần đảm bảo bằng nhau và bằng với cao độ của đài cọc với khu có tải trọng động.
- Độ cao đà kiềng ngang bằng cao độ của đài cọc, đáy đà kiềng dọc bằng cao độ đài cọc trong các công trình nhà phố.
Các bước thi công đà kiềng
Đà kiềng đòi hỏi việc thi công cần đảm bảo tốt về kỹ thuật, yêu cầu khắt khe về chất lượng. Quá trình thi công đà kiềng được diễn ra theo 4 bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Lắp đặt khung khung với các thanh thép được buộc lại chắc chắn. Kê vật có độ dày 30mm ở phần dưới khung thép đảm bảo về độ dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Lắp đặt khung thép
- Bước 2: Thi công dựng các khuôn ván gỗ thành hộp để đúc bê tông. Đảm bảo khuôn ván gỗ điều chỉnh thành các yêu cầu của kỹ sư. Cần cố định khuôn ván bằng cây gỗ 30x50mm.
Dựng ván khuôn gỗ
- Bước 3: Trộn bê tông theo tỷ lệ và đổ khuôn ván đã được định hình sẵn. Sử dụng đầm dùi đều bề mặt, tránh có bọt khí trong bê tông.
Đổ bê tông đà kiềng
- Bước 4: Đổ bê tông sau từ 1-2 ngày để đóng rắn thì tháo dỡ ván cẩn thận để tránh tình trạng bê tông bị sứt mẻ ảnh hưởng đến kết cấu đà giằng.
Như vậy với 4 bước cơ bản như trên là ta đã hoàn thiện thi công đà kiềng. Lưu ý về kỹ thuật thực hiện, mác bê tông, chất liệu sử dụng cũng như quá trình thực hiện cần được giám sát bởi đội ngũ nhân sự có chuyên môn.
Ý nghĩa của công tác tính toán nền móng khi xây dựng
Việc tính toán nền móng có ảnh hưởng đến trực tiếp tới chất lượng công trình. Vì vậy trước khi thi công chủ đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng công tác thiết kế móng, sử dụng đà kiềng nhằm mang tới các lợi ích như sau:
- Nền móng cần ổn định và đảm bảo về cường độ, hạn chế sự biến dạng về kết cấu công trình
- Góp phần rút ngắn thời gian thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình, sử dụng lâu dài và bền bỉ
- Tối ưu về chi phí trong quá trình thi công, tránh các tình trạng phát sinh chi phí khi thi công xây dựng.
Như vậy, trên đây là thông tin chi tiết về đà kiềng và hướng dẫn thi công đà kiềng chuẩn kỹ thuật. Mọi thông tin chi tiết, quý vị hãy liên hệ ngay tới Hotline: 0866 04 55 77 của VRO Group để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.